会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá ý đêm qua】Việt Nam đạt được bước tiến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ tầng ô!

【kết quả bóng đá ý đêm qua】Việt Nam đạt được bước tiến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ tầng ô

时间:2024-12-23 18:12:23 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:290次
Toyota Việt Nam chung tay xanh hóa học đường

Hành trình hơn 30 năm thực hiện nghị định thư Montreal

Sáng 16/9,ệtNamđạtđượcbướctiếnmạnhmẽtrongcôngtácbảovệtầngôkết quả bóng đá ý đêm qua Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2024 - 30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal.

Thông tin từ hội thảo cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ tầng ô-dôn, năm 1985 các quốc gia trên thế giới đã thông qua Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn, đánh dấu mốc khởi đầu quan trọng cho công tác bảo vệ tầng ô-dôn trên quy mô toàn cầu.

Việt Nam đã đạt được bước tiến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ tầng ô-dôn
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Tuấn

Phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc năm 1994 đã quyết định chọn ngày 16 tháng 9 là Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn, nhằm kỷ niệm ngày Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được thông qua.

Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2024 được Ban Thư ký ô-dôn quốc tế lựa chọn chủ đề “Nghị định thư Montreal: Thúc đẩy hành động vì khí hậu”.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, năm 2024 đánh dấu mốc 30 năm Việt Nam tham gia Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Ngay sau khi tham gia Công ước và Nghị định thư năm 1994, Việt Nam đã ban hành Chương trình quốc gia loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ô-dôn năm 1995 và thành lập Văn phòng Chương trình quốc gia để điều phối, triển khai các hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal từ năm 1996.

Ông Lê Công Thành thông tin, trong thập niên đầu tiên tham gia Công ước và Nghị định thư (1994 - 2004) Việt Nam đã bắt đầu xây dựng và ban hành các quy định quản lý, kiểm soát sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ để loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Cùng với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC, Halon và CTC từ ngày 1/1/2010, ngưng ở mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC từ ngày 1/1/2013 và nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ.

Giai đoạn từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, đến nay hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn, quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính cơ bản được hoàn thiện. Doanh nghiệp sản xuất xốp, điều hòa không khí, thiết bị lạnh không còn sử dụng chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong hoạt động sản xuất; việc nhập khẩu, tiêu thụ các chất được kiểm soát theo lộ trình; chất Methyl Bromide chỉ được sử dụng cho mục đích kiểm dịch và khử trùng trong nông nghiệp.

Năm 2019, Chính phủ đã phê chuẩn tham gia Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal nhằm tăng cường công tác quản lý các chất gây hiệu ứng nhà kính (HFC) được sử dụng để thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn đang dần bị loại bỏ. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn; các thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành phục vụ công tác quản lý.

Việt Nam - thành viên tích cực loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

Sau 30 năm tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, Việt Nam đã được quốc tế đánh giá là thành viên tích cực và có trách nhiệm cao; nỗ lực thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo thống kê, đánh giá của Ban Thư ký ô-dôn quốc tế công bố tại kỳ họp tháng 7 vừa qua, Việt Nam đã loại trừ tiêu thụ 220 triệu tấn CO2, tương đương từ khi tham gia đến nay.

Việt Nam đã đạt được bước tiến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ tầng ô-dôn
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Minh Tuấn

Những kết quả đạt được trong thời gian qua có đóng góp quan trọng của các bộ, các ngành như: Công thương, Hải quan, Giáo dục nghề nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự tham gia tích cực của các cơ sở đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp trên cả nước; và sự đồng hành, hợp tác của Ban thư ký ô-dôn quốc tế, Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal, các tổ chức quốc tế như Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới…

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết, ngày 11/6/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát tại Quyết định số 496/QĐ-TTg. Nếu thực hiện theo lộ trình, đến năm 2045 Việt Nam sẽ giảm phát thải hơn 11 triệu tấn các-bon, góp phần thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Để tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả theo lộ trình, Kế hoạch quốc gia và thực hiện cam kết, Việt Nam cần triển khai nhiều hoạt động, trong đó có một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý, loại trừ chất được kiểm soát và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật. Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật; tăng cường kiểm soát xuất nhập khẩu và việc sử dụng các chất được kiểm soát, trong đó các cơ quan quản lý xuất, nhập khẩu, quản lý thị trường và lực lượng hải quan có vai trò rất quan trọng.

Thứ hai, hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động chuyển đổi công nghệ sử dụng các chất thân thiện với khí hậu, cải thiện hiệu suất năng lượng của thiết bị làm mát; thúc đẩy thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal; triển khai mô hình áp dụng công nghệ làm mát bền vững, kinh doanh dịch vụ làm mát tại các khu đô thị, khu dân cư, tòa nhà văn phòng, thương mại và công trình công cộng.

Thứ ba, triển khai chương trình tập huấn, tăng cường năng lực về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát cho đội ngũ cán bộ thực thi, giám sát thực hiện pháp luật; giảng viên tại cơ sở đào tạo; cán bộ tại tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ của quốc tế để thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia./.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • TP.HCM: Hơn 100 Cảnh sát hình sự được thăng quân hàm
  • Đắk Lắk phải trở thành một “Thế giới cà phê đầy hương vị”
  • Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Thượng tướng, Phó Đô đốc Hải quân
  • Giá vàng hôm nay: Giảm mạnh
  • Việt Nam và Croatia tăng cường hợp tác song phương
  • Sắp diễn ra Diễn đàn pháp lý Liên minh Hợp tác xã quốc tế khu vực châu Á
  • Làm sao vượt qua những thách thức trong công tác dân số?
推荐内容
  • Bay đến Sài Gòn dễ dàng và tiết kiệm cùng vé máy bay Traveloka
  • Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành rau, hoa, quả lần 2
  • Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần nghiêm túc thực hiện
  • WHO cảnh báo dịch Covid
  • Tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP giai đoạn 2023
  • Với thế mạnh đặc biệt, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành động lực quan trọng