【kết quả bóng đá vừa diễn ra】Ngành Hải quan chú trọng nguồn nhân lực nữ trong giai đoạn 2021
Hải quan Đồng Nai “xoáy” vào 3 nhiệm vụ trọng tâm tạo thuận lợi thương mại | |
Hải quan Hải Phòng triển khai loạt giải pháp tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu | |
Thường xuyên rà soát, sửa đổi chính sách về thuế, hải quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp | |
Khai mạc tọa đàm “Vai trò của phụ nữ trong tạo thuận lợi thương mại” |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Thái Bình |
Xin Phó Tổng cục trưởng cho biết chủ trương định hướng của ngành Hải quan về cải cách, tạo thuận lợi thương mại?
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ:
Chủ trương, định hướng của ngành Hải quan trong vấn đề cải cách, tạo thuận lợi thương mại đã được thực hiện tuyên truyền thông qua Báo Hải quan đến cộng đồng DN, xã hội rất sâu rộng. Tôi xin đề cập tới 3 vấn đề xuyên suốt ngành Hải quan đang triển khai.
Thứ nhất, vấn đề xây dựng thể chế tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Trong nhiều năm qua, ngành Hải quan tập trung xây dựng, sửa đổi, giảm thiểu thủ tục hành chính để tạo thuận lợi thương mại. Trong đó, ngành Hải quan nghiên cứu, tiếp cận những tập quán thương mại cũng như các chuẩn mực quốc tế để đưa vào quy trình của Hải quan cũng như áp dụng các thủ tục hải quan. Thông qua các hội nghị đối thoại DN hàng năm, ngành Hải quan đã tiếp thu và đẩy mạnh công tác cải cách thể chế.
Thứ hai, gần đây Tổng cục Hải quan đã triển khai Quyết định số 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK, hướng tới kiểm tra chuyên ngành một đầu mối ở cửa khẩu để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại. Cả năm 2020 và 2021, ngành Hải quan đều tập trung vào chủ trương này. Trong giai đoạn này, ngành Hải quan đã được cộng đồng DN cũng như các cơ quan, ban ngành của Chính phủ hỗ trợ rất lớn trong triển khai chuyển giao chức năng, nhiệm vụ từ các ngành khác. Trước đây, công tác kiểm tra chuyên ngành tập trung ở nhiều bộ, ngành nhưng hướng tới là tập trung đầu mối ở cơ quan Hải quan. Điều này đã có sự đồng thuận của các bộ, ngành, đặc biệt là sự hưởng ứng rất cao của cộng đồng DN.
Thứ ba, ngành Hải quan đã không ngừng cải tiến, nâng cao đầu tư trang thiết bị, khoa học kỹ thuật. Gần đây nhất, Bộ Tài chính đã có Quyết định 97/QĐ-BTC phê duyệt chủ trương “Thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số”. Toàn bộ hệ thống chuyên gia của ngành đang tập trung xây dựng nội dung này. Ngành Hải quan đang phấn đấu đến năm 2023 sẽ đưa hệ thống dịch vụ thuê công nghệ thông tin vào áp dụng, tạo bứt phá, tạo thuận lợi tối đa cho DN.
Trải qua 77 năm xây dựng và phát triển của Hải quan Việt Nam, những đóng góp của nữ cán bộ công chức, người lao động ngành Hải quan vào sự phát triển của ngành, nhất là giai đoạn gần đây về cải cách, tạo thuận lợi thương mại như thế nào, thưa ông?
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ:
Ngành Hải quan từ khi thành lập đến nay là 77 năm, thời điểm ban đầu lực lượng cán bộ nữ rất ít, chủ yếu là nam giới, song đến nay, lực lượng nữ công chức Hải quan không ngừng lớn mạnh về mọi mặt.
Trong suốt quá trình đó, trải qua các cuộc chiến tranh cũng như xây dựng kinh tế sau này, phụ nữ Hải quan góp phần rất lớn, không kém gì nam giới. Đến nay, ngành Hải quan có hơn 5.000 nữ công chức, chiếm tỷ lệ gần 50% toàn ngành; từ lĩnh vực nghiệp vụ, cải cách hiện đại hoá, nghiên cứu đến các khâu khác tại cửa khẩu…, lực lượng nữ công chức Hải quan đều có mặt. Có thể nói, hiện nay số công chức nữ ngành Hải quan tham gia vào công tác quản lý đã tăng lên. Nhiều vị trí chủ chốt trong ngành cũng đã được giao cho chị em phụ nữ. Chị em đã phát huy rất tốt.
Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Hải quan giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện chính phủ số, với mô hình hải quan thông minh. Xin ông nói rõ thêm về giải pháp để thực hiện mục tiêu này? Trong đó, vai trò phụ nữ ngành Hải quan vào triển khai thực hiện Chiến lược như thế nào?
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ:
Về Chiến lược cải cách, hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2021-2030, trong Chiến lược đưa ra xuyên suốt 8 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện thành công Hải quan hiện đại, thông minh, ngang tầm các nước phát triển trên thế giới. Tôi muốn nhấn mạnh một số nhóm giải pháp có vai trò của phụ nữ Hải quan.
Thứ nhất là nhóm giải pháp về xây dựng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực của ngành hiện có gần 50% là nữ. Gần đây nhất, Tổng cục Hải quan đã tổ chức đợt tuyển dụng, qua kết quả thi tuyển thấy số chị em phụ nữ trúng tuyển vào ngành tỷ lệ cao hơn nam giới, chứng tỏ nguồn nhân lực nữ hiện đang có thế mạnh về năng lực. Trong chiến lược 10 năm, ngành Hải quan sẽ tập trung để đào tạo nguồn nhân lực, trong đó rất chú trọng vấn đề hiện nay thế giới cũng như Việt Nam đang quan tâm là nguồn nhân lực nữ.
Ngoài những lĩnh vực chuyên môn hiện nay đã được giao, sắp tới chủ trương của ngành sẽ tiếp tục mở rộng các lĩnh vực chuyên môn cho chị em phụ nữ. Trong chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng hướng tới tăng cường tỷ lệ nữ giới tham gia quản lý ở tất cả các khâu, tất cả các lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương. Ngành Hải quan có 3 cấp gồm: cấp Tổng cục, cấp Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và cấp Chi cục. Trong giải pháp về con người, ngành Hải quan đã ưu tiên cho sử dụng nguồn nhân lực nữ, chủ động giao việc, có hướng đào tạo bài bản với chị em nữ giới.
Thứ hai là nhóm giải pháp hợp tác quan hệ đối tác Hải quan-DN. Ngành Hải quan sẽ tiếp tục phát huy kết quả đạt được của giai đoạn 2010-2020 bởi giai đoạn này Ngành đã triển khai rất tốt vấn đề đối thoại giữa Hải quan-DN. Đối với cộng đồng DN nói chung, năm nào Tổng cục Hải quan cũng có hội nghị đối thoại; đồng thời cũng đối thoại với các cộng đồng DN riêng như DN Nhật Bản, DN Hàn Quốc, DN Mỹ và châu Âu… Thông qua đối thoại, ngành Hải quan tiếp nhận được rất nhiều sáng kiến, đề xuất, đặc biệt là những vấn đề vướng mắc của cộng đồng DN để có nghiên cứu, đưa ra các giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng chú trọng tới đào tạo hệ thống đại lý hải quan. Đây là lực lượng kết nối giữa cơ quan Hải quan và DN. DN thông qua các đại lý này để làm thủ tục hải quan. DN có thể giảm bớt tương tác với cơ quan Hải quan thông qua đội ngũ này.
Xin cảm ơn Phó Tổng cục trưởng!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bộ KH&ĐT đề nghị thay thế những cán bộ, công chức cản trở tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- ·Phụ huynh lo lắng, sĩ tử hào hứng đoán đề Ngữ văn THPT 2024
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Toà án sẽ xử lý tài sản của 3 người qua đời
- ·Người đàn ông để lại xe máy biển tứ quý rồi bất ngờ nhảy xuống sông mất tích
- ·Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
- ·Xưng thầy giáo dạy lái xe, chặn ô tô, xịt chất giống hơi cay vào người tài xế
- ·Nữ nhân viên vệ sinh trả lại gần 1,4 tỷ cho hành khách Nhật để quên ở sân bay
- ·'Có tình trạng tội phạm cấu kết với bảo vệ chung cư để hoạt động tệ nạn xã hội'
- ·Bổ nhiệm Nhà báo Phan Bá Mạnh làm Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Kinh tế châu Âu
- ·Nữ tài xế đi nhậu cùng bạn trai trước khi gây tai nạn 2 người chết ở Vũng Tàu
- ·Kiểm tra tình hình chăn nuôi chim yến tại huyện Thủ Thừa
- ·Phấn khởi chờ cầu đi bộ 10 tỷ đồng bắc qua con kênh đẹp nhất TPHCM
- ·Kiểm tra nồng độ cồn lúc 0h, phát hiện tài xế vi phạm gấp 1,5 lần 'kịch khung'
- ·Bắt nhóm cá độ bóng đá, trong đó có phó giám đốc trung tâm y tế ở Quảng Bình
- ·Những chính sách có hiệu lực từ 1/11/2013
- ·Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng, tài xế thoát cảnh 'tiến, lùi đều sai'
- ·Dùng gậy sắt gỡ diều mắc ở trạm biến áp, một bé trai bị điện giật tử vong
- ·Nam thanh niên đâm chết chồng của nhân tình ở TP Thủ Đức
- ·Tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp
- ·Nợ tiền chúc Tết, lãnh đạo huyện chỉ đạo cấp dưới rút ruột ngân sách ra sao?