【kết quả vô địch nhật bản】Kiềm chế, tiến tới dập tắt dịch, nhất là tại các địa bàn trọng điểm
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng,ềmchếtiếntớidậptắtdịchnhấtlàtạicácđịabàntrọngđiểkết quả vô địch nhật bản chống dịch COVID-19. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Sáng 29/5, trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, với số người nhiễm bệnh tăng cao trong cộng đồng, nhất là tại các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố lớn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc," nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông hàng hóa, đảm bảo mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội.”
Cùng dự hội nghị với Thủ tướng tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Vũ Đức Đam; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trật Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dự hội nghị tại đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh.
Điểm cầu trụ sở Chính phủ được nối với điểm cầu tại 63 Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các huyện, thị xã, thành phố có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trên toàn quốc.
Dự hội nghị tại các điểm cầu ở các địa phương có các đồng chí Bí thư tỉnh, thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, trong đợt dịch thứ 4, tính đến 06 giờ, ngày 29/5, cả nước đã ghi nhận 3.805 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 3.594 trường hợp ghi nhận trong nước và 12 trường hợp tử vong.
Trong đợt dịch này, 182 trường hợp được điều trị khỏi, hiện đang điều trị 3.611 trường hợp.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 8 địa phương qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới; 25 tỉnh, thành phố còn lại ghi nhận 3.578 ca mắc từ ngày 27/4/2021 đến nay.
Trong đó, 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc caogồm Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc. Các trường hợp mắc mới hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly từ trước hoặc trong khu vực đã phong tỏa.
Thực hiện chiến lược vaccine, mục tiêu là tạo miễn dịch cộng đồng trong năm 2021, tuy nhiên nhu cầu vaccine ở các nước rất lớn, tình trạng khan hiếm trên toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đến nay, Việt Nam đã có ký kết, cam kết hơn 100 triệu liều vaccine để tiêm cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên và đang nỗ lực mua thêm 40 triệu liều để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Trong đó, ưu tiên cho Bắc Giang, Bắc Ninh để tiêm cho công nhân, người dân tại hai địa phương này nhanh nhất có thể.
Trước tình hình dịch bệnh, các ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực, triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các chỉ đạo và giải pháp phòng, chống dịch của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế...
Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tại Bắc Ninh, Bắc Giang, dịch bùng phát với số ca mắc cao, dự báo lây lan trong các khu công nghiệp và ra cộng đồng.
Các trường hợp mắc mới sẽ tiếp tục được ghi nhận do nguồn lây tồn tại trong thời gian dài, phạm vi rộng. Mặc dù vậy, cơ bản tình hình dịch bệnh tại hai địa phương đang cố gắng từng bước kiểm soát.
Một số địa phương, đặc biệt tại các đô thị tập trung đông người như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể vẫn tiếp tục ghi nhận các ổ dịch rải rác, các chùm ca bệnh trong cộng đồng do có nhiều nguồn lây chưa được phát hiện, kiểm soát từ các ổ dịch cũ, từ các địa phương khác hoặc có các nguồn lây nhập cảnh từ nước ngoài chưa được phát hiện.
Theo yêu cầu của Thủ tướng, tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã báo cáo tình hình, kết quả phòng, chống dịch tại các địa phương; những khó khăn, kinh nghiệm phòng, chống dịch.
Đặc biệt, đại biểu dự hội nghị đã đề xuất nhiều giải pháp cấp bách tiếp theo để phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, ngăn chặn dịch bệnh ở cộng đồng, bảo đảm an toàn cho các khu công nghiệp như: đẩy mạnh tầm soát, truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng dịch bệnh; tìm nguồn, nhanh chóng, mua, tiêm vaccine, trước mắt cho các đối tượng ưu tiên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào phòng, chống dịch COVID-19; quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm trong các khu công nghiệp; những địa bàn, khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội tuyệt đối không để người dân ra, vào; khu vực cách ly phải triệt để thực hiện nghiêm các hoạt động phòng, chống lây nhiễm, tổ chức bàn giao, tiếp nhận và giám sát y tế sau khi cách ly tập trung; tăng cường quản lý chuyên gia, người nhập cảnh; tổ chức, củng cố lại Tổ COVID trong cộng đồng và trong các khu công nghiệp; tổ chức lại sản xuất tại các khu công nghiệp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt đối với các nhà máy, xí nghiệp lớn mang tính toàn cầu; việc sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ nông sản phải đảm bảo khép kín, an toàn, thông suốt; tăng cường truyền thông, phát huy năng lượng tích cực, tạo đồng thuận trong xã hội phòng, chống dịch...
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với các đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, đồng thời đánh giá cao, biểu dương các cấp, các ngành và toàn dân, nhất là lực lượng trên tuyến đầu chống dịch và các địa phương đang là trọng tâm của dịch bệnh, đã vào cuộc một cách tập trung, có trách nhiệm trong phòng, chống dịch COVID-19, vì sức khỏe nhân dân, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Cũng qua đó đã góp phần quan trọng vào sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Thủ tướng nhận định, dịch COVID-19 đang được kiểm soát, song cục bộ tại một số địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn diễn biến phức tạp; biến thể virus gây bệnh trong đợt dịch này nguy hiểm hơn; dịch bệnh lây lan mạnh trong các khu công nghiệp, tại các điểm sinh hoạt tôn giáo...
Đại diện các cơ quan báo chí tham dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Thủ tướng cho rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên có cả do khách quan và chủ quan, song nguyên nhân chủ quan là chính. Trong đó, một số địa phương, đơn vị còn lơ là, chủ quan, không nắm chắc tình hình; một bộ phận nhân dân mất cảnh giác, không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
Đánh giá về những giải pháp đã thực hiện và bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác phòng, chống dịch thời gian qua, Thủ tướng cho rằng công các lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo sát tình hình, kịp thời, đúng hướng; việc tổ chức thực hiện được triển khai toàn diện, tích cực, hiệu quả; huy động được tổng hợp các nguồn lực, sức mạnh toàn dân tộc vào phòng, chống dịch; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vường mắc để phòng, chống dịch tốt hơn; chiến lược vaccine được triển khai quyết liệt, tích cực; thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh…
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định mục tiêu cao nhất hiện nay là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân; kiềm chế, đẩy lùi, tiến tới dập tắt dịch bệnh, nhất là tại các địa bàn trọng điểm; đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, an toàn, an sinh xã hội; kết thúc năm học và tổ chức an toàn kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngừa và tấn công, trong đó lấy tấn công là chính, mang tính đột phá, phòng ngừa là quan trọng, quyết định; thực hiện phòng, chống dịch bệnh từ sớm, từ xa, với phương châm “5K+vaccine+công nghệ.”
Về nhiệm vụ trước mắt, Thủ tướng chỉ đạo các cấp, các ngành quán triệt tinh thần chống dịch như chống giặc; tổng tiến công toàn diện, thần tốc, mạnh mẽ hơn, với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, tập trung cao hơn, có trọng tâm, trọng điểm để phòng, chống dịch nhanh và hiệu quả hơn nữa; phát huy, vận dụng tốt hơn nữa những kết quả đạt được, sáng tạo, linh hoạt hơn nữa trong phòng, chống dịch; huy động mọi nguồn lực hợp pháp, chung sức phòng, chống dịch, nhất là trong thực hiện “chiến lược vaccine” và tại các điểm "nóng” của dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, song khuyến khích phát huy tinh thần, trách nhiệm cá nhân, năng động, sáng tạo trong phòng, chống dịch; kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh, cư trú trái phép; tiếp tục hoàn thiện chính sách, tổ chức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, nhất là tại các doanh nghiệp; tuyên truyền cho người dân hiểu để cùng tham gia phòng, chống dịch, vừa là để bảo vệ chính mình, vừa góp phần bảo vệ cộng đồng, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc....
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong lúc khó khăn, phức tạp, nên lấy đó làm động lực để phấn đấu vượt qua, trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tránh khuynh hướng mất đoàn kết, phân tán lực lượng; phải xử lý nghiêm những tư tưởng, hành động, biểu hiện lợi dụng tình hình để chống phá, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch và ảnh hưởng đến ổn định, phát triển kinh tế-xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Vũ Đức Đam chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về phòng, chống dịch COVID-19; giao Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh; giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo phòng, chống dịch tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh; đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đảm bảo phòng, chống dịch tại Hà Nội.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, cùng các địa phương phòng, chống dịch. Trong đó, các bộ, ngành không nói thiếu kinh phí, không nói thiếu nguồn nhân lực, không nói thiếu cơ chế, không nói thiếu vật tư, thiết bị, sinh phẩm trong phòng, chống dịch; nếu có khó khăn, vướng mắc cần bàn giải pháp và trình cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời.
Thủ tướng mong muốn các cấp ủy, chính quyền với tinh thần sáng tạo, chủ động tiến công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình trong phòng, chống dịch tại thời điểm hiện nay, đồng thời hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội trong năm nay.
TheoTTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·Thúc đẩy sản xuất, lưu thông nông sản trong bối cảnh dịch Covid
- ·Thót tim xe tải suýt cán vào một phụ nữ ngồi giữa đường: Tại anh, tại ả
- ·Hyundai Grand i10 mới: Xe ‘nhỏ mà có võ’
- ·Bị chiếm chỗ tập dưỡng sinh, các cụ bà U70 hò nhau đẩy ô tô ra khỏi sân
- ·Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững
- ·Xe tải lùi thẳng vào đầu xe tuần tra khiến 2 cảnh sát bị thương
- ·Cặp đôi bán tải 'khủng long bạo chúa' RAM 1500 TRX về Việt Nam
- ·Tỷ phú hào phóng tặng xăng miễn phí, trị giá 1 triệu USD
- ·Tham quan mô hình phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ vùng dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên
- ·Loạt siêu xe đủ sắc màu xuất hiện tại Phan Thiết
- ·Quốc hội khóa XV quyết tâm đổi mới, sáng tạo, đem 'hơi thở cuộc sống' vào nghị trường
- ·Bất ngờ làn sóng tăng giá xe ô tô của thị trường Việt
- ·Xe tải đang chạy quá tốc độ khi vào cua bị lật 'ngửa bụng'
- ·Năm tác dụng không ngờ khi dán phim cách nhiệt cho ô tô
- ·Giấc mơ vaccine phòng Covid
- ·Xem nữ tài xế Honda Civic cụp gương, lách qua ngõ hẹp 'dễ như ăn kẹo'
- ·Bi hài xe ba bánh không người lái liên tiếp đâm chính… tài xế
- ·10 nữ tay đua tài năng và quyến rũ nhất làng xe thế giới
- ·Chủ động quản lý rác thải nhựa đại dương, hướng tới phát triển thủy sản bền vững
- ·Nóng trên đường: Hãi hùng với kiểu 'quyết tử'băng qua đường của lái xe