会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá myanmar】Mạch ngầm vẫn chảy…!

【kết quả bóng đá myanmar】Mạch ngầm vẫn chảy…

时间:2025-01-11 05:25:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:144次

Cách đây hơn 2 năm,ạchngầmvẫnchảkết quả bóng đá myanmar trên sân khấu Hội thi Đờn ca tài tử của tỉnh, cô bé Trương Thị Huỳnh Như khi đó mới 11 tuổi, nhưng đã đạt giải diễn viên xuất sắc nhất. Sau 2 năm gặp lại, chợt giật mình vì giọng hát trời phú vốn đã hay, nay càng điệu nghệ!

Nghệ nhân Ba Thuận đờn cho đứa cháu cưng ca.

Vài lần hẹn, khi em báo bận học chính khóa, lúc lại học thêm ngoại ngữ, mãi tôi mới được gặp em trong ngôi nhà ở ấp 2, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy. 13 tuổi, ra dáng thiếu nữ, nhưng vẫn còn vô tư, hồn nhiên và ưa… nhõng nhẽo. Chắc có lẽ là con út trong gia đình có 3 chị em, nên được cha mẹ, các chị thương yêu nhiều nên vậy.

Nhắc đến Huỳnh Như, ở xóm biết ngay cô bé có gương mặt thanh tú, đôi mắt sáng hát tài tử nghe ngọt như… mía lùi. Em kể: “Cha mẹ em cũng thích ca tài tử và thường hát cho em nghe. Có lẽ, từ nhỏ em được hòa mình trong những giai điệu mượt mà trên chiếc võng đưa, nên từng câu hát ngấm vào và em biết hát lúc nào cũng không rõ. Trong một lần đi cùng các cô chú trong câu lạc bộ đờn ca tài tử ở xã, em hát lên mấy câu thì được vỗ tay lớn lắm. Rồi từ đó, mỗi lần đờn ca, các cô chú đều nhớ tới em…”.

Hỏi em có ước mơ theo đuổi nghệ thuật, Huỳnh Như hồn nhiên: “Em chưa biết nữa, em vừa thích hát, vừa rất thích học ngoại ngữ cho thật giỏi để sau này học chuyên ngành này. Em cũng thích học đàn tranh nữa”. Huỳnh Như là niềm hãnh diện của gia đình, không những xinh đẹp, hát hay, mà còn là đứa con ngoan, trò giỏi. Tựu trường tới, Như sẽ lên lớp 8 và trong suốt những năm học qua, luôn nằm trong top đầu của lớp. Với Như, ca hát chỉ là việc phụ, nhưng với mơ ước có cơ hội thử sức ở một cuộc thi lớn, nên dù tập trung cho việc học, em vẫn sắp xếp thời gian để tập luyện với ông ngoại. Như bảo đó cũng là cách mà những người nhỏ tuổi như em góp chút sức để môn nghệ thuật này được nhiều người biết đến và trân trọng hơn.

Lần theo câu chuyện em kể, tôi hỏi: “Mỗi lần em hát, ai đệm đàn?”. Như nói: “Ông ngoại đàn và cũng chính ông ngoại đã dạy hát khi thấy có chất giọng tài tử”. Đang nói chuyện, tôi thấy một người đàn ông tuổi đã ngoài 80, vác cây đờn kìm chầm chậm bước vào nhà. Huỳnh Như mừng ríu rít, giới thiệu: “Ông ngoại của em nè, nhà gần đây nên ông cháu thường chạy qua, chạy lại. Mà ông ngoại có bao giờ khen em đâu, hay la sao hát chưa đúng, chưa hay không hà”.

Câu chuyện lại có thêm màu sắc mới, khi tôi được giới thiệu ông là một trong những nghệ nhân đờn kỳ cựu, đờn cho câu lạc bộ đờn ca tài tử ở địa phương từ rất lâu. Ông là nghệ nhân Ba Thuận. Từ đây, tôi đã hiểu câu chuyện làm mình thắc mắc về niềm đam mê tài tử của cô bé Huỳnh Như, bởi trước đó, vẫn chỉ biết em có giọng hát thiên phú, cha mẹ kinh doanh và cũng yêu thích hát… Giờ mới rõ, thì ra em cũng là “con nhà nòi”. Được nghe đờn, ca từ rất sớm, nên tài tử như đã ngấm vào máu của Như.

Bên cây đờn, ông Ba Thuận chậm rãi: “Tôi mê đờn từ nhỏ, dịp nọ, may mắn được gặp một nghệ nhân ở Vĩnh Long truyền nghề, rồi mày mò tự học. Lúc đầu là ghi-ta phím lõm, sau này tới đờn kìm và cũng từ đó gắn bó với nó mấy chục năm nay. Trong đám con, cháu của mình, tôi chỉ thấy Huỳnh Như là chất giọng được. Mừng lắm, tôi cũng khó với nó, để nó không hát thì thôi, hát là phải hát cho tới, cho ra chất, đúng bài, đúng bản…”. Ông bảo rằng, già rồi, sức khỏe cũng không còn tốt, quên cũng nhiều, còn nhớ gì thì dạy lại, ai thích học là ông dạy… Nói vậy, chứ ông cực kỳ khó tính trong việc chọn người truyền nghề. Bởi với ông, muốn đờn hay, có tài không chưa đủ, mà cần phải có tâm, thì tiếng đàn mới vang xa, có hồn và truyền được cái hồn đến với người nghe. Vậy nên, học trò của ông không nhiều và ông vẫn đang tìm kiếm, mong đợi…

Nhìn ông say sưa bên cây đờn kìm, đứa cháu gái hồn nhiên hát khúc Nam Xuân, lại thấy như mạch ngầm đờn ca tài tử vẫn cứ chảy, vẫn đang được khơi và thắp truyền qua từng thế hệ.

***

Chia tay với hai ông cháu, trên đường về, tôi nhớ mãi câu nói của anh Lê Hoàng Tiến, một cán bộ văn hóa lâu năm của huyện Vị Thủy: “Tôi đang bàn với chú Ba Thuận, để thời gian tới sẽ tổ chức lớp, để ông truyền nghề. Giờ nghệ nhân đờn kìm đâu còn nhiều, không thôi mai một thì uổng lắm…”. Hy vọng kế hoạch này sớm thành hiện thực, để nghệ nhân Ba Thuận tìm được người tri âm, để tiếng đàn tiếp tục bay cao, bay xa và để đờn ca tài tử như mạch ngầm vẫn mãi len lỏi và khơi nguồn từ những người nhiệt tâm, để nó mãi sống trong lòng mọi người…

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
  • Infographics: 10 đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Việt Nam 9 tháng năm 2017
  • Hà Tĩnh có thêm 3 ca dương tính Covid
  • Thuê tài chính: Còn dư địa phát triển
  • Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
  • Biến chứng nấm đen khiến 300 bệnh nhân Covid
  • Người Nhật làm gì khi trẻ táo bón, biếng ăn, rối loạn tiêu hoá?
  • Thiết lập 58 giường điều trị tích cực cho bệnh nhân Covid
推荐内容
  • Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
  • Hơn 277.000 người ở TP.HCM liên quan ca nhiễm Covid
  • Bệnh viện Chợ Rẫy xét nghiệm Covid
  • Nhân viên y tế Điện Biên kiệt sức nằm ngủ bên vệ đường
  • Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
  • Doanh nghiệp trong nước lấy đà phục hồi