【cặp đấu c1】Chuyển đổi số nhìn từ thành công xây dựng chính quyền số ở Huế
Chuyển đổi số nhìn từ thành công xây dựng chính quyền số ở Huế
(Dân trí) - Trước đây, câu chuyện ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam chỉ dừng lại ở số hóa dữ liệu, nhưng nay, sử dụng các công nghệ hiện đại là bắt buộc, để dữ liệu tạo ra giá trị mới, khi đó mới là chuyển đổi số thành công.
Hệ thống camera giao thông ở Huế sẽ tự bắt hình ảnh các xe vi phạm luật giao thông và IOC (Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh) sẽ chuyển thông tin về cho công an xử lý. Các hình ảnh do người dân ghi nhận và phản ánh về IOC cũng sẽ được xử lý tương tự. Toàn bộ quy trình được lưu vết và bảo mật, không có can thiệp.
Gặp chỗ nào có quảng cáo về cho vay nặng lãi như dán cột điện, rải tờ rơi, người dân chụp ảnh rồi phản ánh qua Hue-S. Thành phố quyết tâm xử lý tận gốc các nhóm này ngay khi mới bắt đầu đến địa bàn.
Mỗi khi nhận được thông tin TP Huế xảy ra vấn đề tiêu cực về an ninh trật tự, an toàn giao thông…, ông Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy TP Huế - lại nhắc đến Hue-S như vậy trên trang Facebook, để cảnh báo người vi phạm về hệ thống camera giám sát của thành phố, hay kêu gọi người dân cung cấp thông tin về hành vi sai phạm qua Hue-S. Những vấn đề này sau đó đều được xử lý trong thời gian rất ngắn, ngay khi chính quyền có thông tin.
Đó chỉ là một số trong hàng nghìn vấn đề về trật tự đô thị mà Trung tâm Giám sát, Điều hành đô thị thông minh đã giúp chính quyền thành phố phát hiện và xử lý kịp thời. Sau nhiều năm triển khai đô thị thông minh với sự hỗ trợ của nhà cung cấp giải pháp Viettel Solutions (Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel), giờ đây, Huế đã trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho chính quyền địa phương trên cả nước về chuyển đổi số.
Bài toán chuyển đổi số ở Huế, hay ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác, theo ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng giám đốc Viettel Solutions, đều có chung hai yếu tố bắt buộc phải có, là dữ liệu, và công nghệ để phân tích dữ liệu.
"Về dữ liệu, không thể nói về chuyển đổi số khi tất cả dữ liệu chỉ ở trên giấy, không có phần mềm để tạo lập, quản lý dữ liệu, và không thể nói về dữ liệu khi dữ liệu ở mỗi nơi một định dạng, không 'nói chuyện' được với nhau", ông Hổ chia sẻ.
Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên cần làm khi chuyển đổi số, là xây dựng cơ sở dữ liệu, các phần mềm quản lý hình thành cơ sở dữ liệu. Nhiệm vụ thứ hai phải làm song song với nhiệm vụ thứ nhất, là phải cho các dữ liệu "nói chuyện" được với nhau thông qua môi trường mạng, tức là, cần xây dựng hạ tầng số, mà cụ thể là hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây (cloud).
"Một trong những xu hướng của xã hội là dùng các nền tảng, dịch vụ cloud, cho phép bất cứ khi nào có nhu cầu, chúng ta có thể nhanh chóng mở rộng, nâng cấp dễ dàng, với tài nguyên có thể là vô tận", ông Hổ nhấn mạnh.
Mặt khác, cloud cũng là công nghệ phù hợp, quan trọng và đặc biệt thiết yếu đối với hệ sinh thái thành phố thông minh nhờ việc cung cấp cơ sở hạ tầng số với khả năng lưu trữ dữ liệu gần như không giới hạn, hỗ trợ đa dạng các công nghệ IoT (Internet vạn vật), AI (trí tuệ nhân tạo), AR (thực tế ảo tăng cường), VR (thực tế ảo) và khả năng triển khai các hệ thống nhanh chóng.
Trước đây, câu chuyện ứng dụng công nghệ thông tin có thể tạm dừng đến bước số hóa này, tức là tất cả các phần mềm quản lý trong các lĩnh vực, hình thành dữ liệu và dùng dữ liệu đó để quản lý theo các quy trình, nghiệp vụ hiện có. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần của chuyển đổi số, điều kiện đủ là phải "bắt" dữ liệu đó mang lại giá trị mới, tức là dùng công nghệ để phân tích.
"Những công nghệ 4.0 như AI, IoT… giúp thay con người đào bới, phân tích dữ liệu nhiều chiều, từ đó các thuật toán tìm ra quy luật, xu thế, giúp cho trí tuệ nhân tạo có thể học từ dữ liệu để làm thay con người những công việc mà trước đây con người không thể làm được hoặc làm rất tốn công sức", Tổng giám đốc Viettel Solutions nhấn mạnh.
Quay trở lại ví dụ ở Huế, để giải quyết hàng nghìn vấn đề về an sinh xã hội, bước đầu, Viettel đã giúp Huế thu thập toàn bộ các nguồn dữ liệu trên địa bàn. Tất cả nguồn dữ liệu này đều được thu thập về trung tâm, sau đó, áp dụng các công nghệ như phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để phân tích, giúp chính quyền đưa ra các hành động kịp thời để điều chỉnh.
"Ví dụ về giám sát giao thông, ở Huế, trước đó, chúng ta cũng lắp camera. Nhưng bây giờ làm thế nào để tự động phát hiện ra người vi phạm giao thông, vi phạm vượt đèn đỏ, lấn làn, xe quá khổ… nếu chỉ nhìn bằng mắt thì chắc chắn không làm được", ông Nguyễn Mạnh Hổ nói.
Tại Huế, Viettel Solutions đã dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dựa trên dữ liệu hình ảnh từ camera đưa về, tự động xác định lỗi của chủ phương tiện, nhận diện đám đông, nhận diện những hành vi bất thường để giúp chính quyền đưa ra hành động điều chỉnh hoặc ngăn chặn kịp thời.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội phát hiện một cây xăng găm hàng trước lúc điều chỉnh giá
- ·Bột giặt LIX xuất khẩu hơn 171 tỷ đồng trong nửa đầu năm
- ·Temasek định hình Danh mục đầu tư cho phát triển bền vững
- ·Dùng YouTube lâu năm nhưng nhiều người chưa biết những tính năng này
- ·VEPR: Dự trữ ngoại hối vượt mức 71 tỷ usd
- ·Đội Việt Nam nhận giải Nhì Tech4Good với ứng dụng hỗ trợ người khiếm thính
- ·Lan tỏa các câu chuyện chuyển đổi số của Việt Nam
- ·CEO An Vui: Ít doanh nghiệp vận tải đủ khả năng tài chính để chuyển đổi số
- ·Lô vaccine AstraZeneca lớn nhất về đến Việt Nam
- ·Các quốc gia chi bao nhiêu tiền cho 6G?
- ·Thịt lợn nhập khẩu về tới cảng Việt Nam có giá khoảng 60 ngàn đồng/kg
- ·Saigon Co.op giảm giá 3.000 sản phẩm phục vụ năm học mới
- ·Gió mạnh kinh hoàng hất đổ xe tải trên cao tốc
- ·Ngân hàng Sacombank đã thu hồi hơn 3.600 tỷ đồng nợ xấu
- ·Cuối năm nay, nhu cầu rút tiền mặt tại cây ATM sẽ không lớn
- ·MobiFone tăng cường mạng lưới, phục vụ xuyên Tết
- ·Vì sao Tesla lập kỷ lục doanh số bất chấp khủng hoảng chip toàn cầu
- ·DN ký được nhiều hợp đồng, giá tôm đang nhích lên
- ·Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- ·30 triệu người Việt có cơ hội phổ cập internet trên di động