【nhan dinh bdn】Khó khăn lớn khi dạy học trực tuyến là tốc độ đường truyền
Giải pháp hỗ trợ học sinh học trực tuyến đảm bảo chất lượng | |
TPHCM khoảng 75.000 học sinh không có điều kiện học trực tuyến | |
Hà Nội: Các trường sẵn sàng dạy học sinh lớp 1 theo hình thức trực tuyến |
Học sinh tại Hà Nội thực hiện nghi lễ khai giảng trực tuyến ngày 5/9. Ảnh: H.Dịu |
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 vào chiều tối 6/9, trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình dạy và học trực tuyến tại nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho hay, trước khi vào năm học, ngành giáo dục đã bàn bạc và chuẩn bị kỹ lượng nhiều vấn đề cho công tác đào tạo trong điều kiện dịch bệnh.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra nhiệm vụ trọng tâm là làm sao linh hoạt, chủ động sáng tạo, tận dụng mọi giải pháp, công nghệ để tổ chức dạy và học, thích ứng trong điều kiện dịch bệnh còn kéo dài.
Vì thế, các địa phương đang giãn cách xã hội thì phải khai thác các cách khác nhau để dạy và học như dạy qua truyền hình, tổ chức các lớp học ảo, dạy từ xa, theo phương châm dù khó đến đâu vẫn dạy tốt, học tốt, tận dụng mọi cơ hội.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, việc dạy học trực tuyến có 2 khó khăn lớn nhất là thiết bị và đường truyền.
“Với 20 triệu học sinh, sinh viên, chỉ cần 10 trong số này, tức là khoảng 2 triệu lượt truy cập cùng lúc thì rất khó để đường truyền được đảm bảo”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ.
Vì thế, vị này cho biết, Bộ đã đề ra phương án khác tận dụng các bài giảng, bài học điện tử để có thể tải trên mạng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chuẩn bị kho học liệu lớn để kết nối, riêng cấp 1 đã có video dạy học cho môn tiếng Việt và tiếng Anh, các bài giảng video cũng đã phát trên kênh truyền hình quốc gia.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cố gắng giữ chất lượng đào tạo tốt nhất trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, việc này cần sự chung tay của cả xã hội, sự hỗ trợ của các bộ, ngành và sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, từ đường truyền, thiết bị đến công tác hướng dẫn hỗ trợ gia đình, học sinh.
“Cố gắng giai đoạn này cần tận dụng tất cả những gì đang có để tổ chức dạy và học tốt”, Thứ trưởng nói.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ cùng ngày, báo cáo với Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, nhiều địa phương, nhất là Hà Nội và TPHCM đang tích cực xử lý, tháo gỡ các khó khăn liên quan đến thiết bị dạy và học trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang theo sát tình hình, thống kê nhu cầu của các địa phương và nghiên cứu phương án xử lý, hỗ trợ các địa phương, những gia đình gặp khó khăn về thiết bị dạy và học trực tuyến.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Những sai lầm khi tìm nhà cho thuê nguyên căn
- ·Những 'vết thương' tâm lý thời 4.0
- ·Ford tạm dừng sản xuất F
- ·Microsoft công bố cắt giảm 10.000 nhân sự, giảm thiểu số lượng văn phòng
- ·OSB Group phối hợp tổ chức Hội chợ Triển lãm Tôn vinh hàng Việt năm 2024
- ·Đồng hồ Google cạnh tranh Apple Watch xuất hiện trong loạt ảnh mới
- ·Quảng Nam: Gần 1.600 tỷ đầu tư dự án mở rộng, nâng cấp Bến cảng Chu Lai
- ·Hàng loạt dự án hạ tầng phía Nam thi công xuyên Tết
- ·Mười mấy mối tình em đều dại dột trao thân
- ·Những dự án hạ tầng trọng điểm tạo động lực mới, sức bật mới cho TP.HCM
- ·Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao
- ·ChatGPT được sử dụng để tạo ra mã kích hoạt bản quyền Windows
- ·Bí thư Khánh Hòa mong Chính phủ ủng hộ đầu tư cao tốc Đà Nẵng
- ·Ga Sài Gòn nhộn nhịp trong ngày đầu bán vé tàu Tết Nguyên đán 2024
- ·Miền Tây Tourist: Đơn vị cung cấp các tour du lịch miền Tây uy tín
- ·Lấy ý kiến Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Lạt và vùng phụ cận tới 2045
- ·Tạo môi trường thuận lợi để phát huy nguồn lực quan trọng của xã hội
- ·Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng
- ·Mẹ thiếu tiền… mạng con khó cứu!
- ·Kon Tum kiểm tra, giám sát 12 dự án đầu tư công trong năm 2024