会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd hy lap】Ngoại giao kiểu Trump làm mờ đi khác biệt giữa đồng minh và kẻ thù?!

【kqbd hy lap】Ngoại giao kiểu Trump làm mờ đi khác biệt giữa đồng minh và kẻ thù?

时间:2024-12-24 00:56:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:520次

ngoai giao kieu trump lam mo di khac biet giua dong minh va ke thu

Hội nghị Thượng đỉnh G7 vừa qua ở Canada đã chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc giữa Mỹ và phần còn lại. Ảnh: Getty.

Ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của mình với chiến thắng gây bất ngờ bởi bản thân không phải là một chính trị gia chuyên nghiệp nhưng cho đến nay, ông đã thể hiện được bản sắc riêng của mình trong các hoạt động đối ngoại trên cương vị ông chủ Nhà Trắng.

Sau “cuộc đụng độ” với các lãnh đạo G7 ở Canada và cuộc gặp Thượng đỉnh lịch sử với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore, người ta đang muốn chờ đợi Tổng thống Trump sẽ thể hiện thế nào tại Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sắp tới.

Một lần nữa, vấn đề các nước thành viên NATO phải chi nhiều ngân sách hơn cho quốc phòng chắc chắn sẽ được Tổng thống Trump đề cập. Nhưng điều khiến người ta lo ngại chính là việc NATO sẽ trở thành tổ chức quốc tế đa phương tiếp theo phải hứng chịu “lửa thịnh nộ” của ông Trump.

Qua những gì đã xảy ra tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Canada và cuộc gặp lịch sử với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, người ta có thể có quan điểm rõ ràng hơn về phong cách ngoại giao của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Trump tự viết kịch bản

Ông Trump xử lý hầu hết các vấn đề ngoại giao giống như khi thực hiện một thỏa thuận kinh doanh. Trump lựa chọn phương án nhảy vào cuộc chiến, leo thang nó, đẩy mọi chuyện đến bên bờ vực rồi sau đó cố gắng tìm kiếm thỏa thuận.

Còn nhớ, Tổng thống Trump từng đột ngột thông báo hủy cuộc gặp với ông Kim Jong-un nhưng sau đó lại nhanh chóng rút lại quyết định này. Phần lớn hoạt động ngoại giao của ông Trump liên quan đến những chỉ trích cá nhân, chẳng hạn như việc ông chế giễu ông Kim là “người tên lửa”. Trump sau đó nói với Fox News rằng ông cố ý làm như vậy: “Tôi nghĩ rằng nếu không có những lời hùng biện đó, chúng ta sẽ không ở đây”.

Hoạt động ngoại giao của Tổng thống Trump cũng bao gồm những khoảnh khắc bất ngờ. Ông thích gây ngạc nhiên cho người đối thoại, cho các nhân viên và cho chính đồng minh. Đơn cử cho nhận định này là quyết định đầy “ngẫu hứng” gây bất ngờ cho Hàn Quốc và cho chính Lầu Năm Góc đình chỉ các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn được Trump đưa ra trong cuộc họp báo sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 12/6 vừa qua.

ngoai giao kieu trump lam mo di khac biet giua dong minh va ke thu
Tổng thống Mỹ (phải) và Nhà lãnh đạo Triều Tiên trong cuộc gặp lịch sử hôm 12/6 tại Singapore. Ảnh: AFP/Getty.

Trump cũng là mẫu người ngoại giao biểu diễn. Ông luôn muốn mình được chú ý khi bắt tay, khi chụp hình hoặc ngay cả khi dạo bước với đối tác… Tại Singapore, ông Trump thậm chí còn chỉ đạo các nhân viên làm một bộ phim ăn mừng Hội nghị Thượng đỉnh với những hình ảnh đậm chất điện ảnh.

Trong vai trò một nhà lãnh đạo, khi tham gia các hoạt động ngoại giao, ông Trump tự viết kịch bản cho riêng mình, nâng cao kỳ vọng với mức độ cường điệu dường như vô lý và sau đó mới tự điều chỉnh sao cho phù hợp. Sau Thượng đỉnh Mỹ-Triều, không phải bất kỳ cơ quan thông tấn nào mà chính Tổng thống Mỹ đã đưa tin mừng đến cho người dân Hàn Quốc và Nhật Bản qua một dòng tweet: “Không còn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên”.

Twitter là phương tiện giao tiếp chủ yếu của Tổng thống Trump, một phương tiện mà ông có thể kiểm soát mà không cần bận tâm đến những con người vốn làm nhiệm vụ “định hình các phát ngôn” của Bộ Ngoại giao.

Bản chất của phong cách ngoại giao Donald Trump dường như là “bài đa phương”. Có vẻ như ông Trump tin rằng Mỹ không còn có thể phô trương quyền lực của mình thông qua các tổ chức đa phương như G7 hoặc Liên Hợp Quốc.

Ông đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 muộn rồi lại rời đi sớm và có vẻ như không bận tâm trong việc che giấu sự thiếu kiên nhẫn của mình. Thay vào đó, Trump thích sự đơn giản của thỏa thuận song phương, đàm phán riêng lẻ với từng nhà lãnh đạo có cùng tư duy, cân bằng giữa lợi ích quốc gia và quyền lực.

Phong cách ngoại giao của Trump không phải là “độc nhất vô nhị” như nhiều người nghĩ. Ông không phải là nhà lãnh đạo duy nhất trên thế giới hiện nay coi trọng quốc gia hơn quốc tế.

Tiềm ẩn rủi ro

Cách ông Trump xử lý các vấn đề đối ngoại khá đặc biệt nhưng không vì thế mà nó không tồn tại những rủi ro. Đôi khi nhà lãnh đạo này hành động như có vẻ như không chuẩn bị kế hoạch cho các bước đi tiếp theo. Một phần, điều này phản ánh tính cách bốc đồng của Trump và nó cũng gây ra không ít khó xử cho Bộ Ngoại giao Mỹ.

Điều này được phản ánh rõ ràng nhất khi Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Các cường quốc châu Âu khi đó đặt ra câu hỏi với Nhà Trắng rằng động thái tiếp theo của Mỹ là gì? Và không hề có câu trả lời nào được đưa ra. Mỹ không có kế hoạch B để tìm kiếm một thỏa thuận thay thế, sự giận dữ từ châu Âu là điều không thể tránh khỏi.

Rõ ràng, ngoại giao dựa nhiều trên “bản năng” của Trump có thể không phải lúc nào cũng đúng. Luôn có những rủi ro khi ngoại giao mang tính cá nhân sâu sắc bởi mối quan hệ giữa các quốc gia không chỉ được thể hiện bằng cách các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục suy nghĩ và làm việc ra sao.

Đã có một số ý kiến cảnh báo việc chính quyền Mỹ dưới thời Trump quá tập trung vào lợi ích kinh tế và an ninh hẹp của riêng mình có thể khiến nước này rơi vào trạng thái bị cô lập.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong một phát biểu gần đây nhận định: "Đại Tây Dương đã trở nên rộng hơn dưới thời Tổng thống Trump. Chính sách của ông ấy về chủ nghĩa cách ly đã để lại một khoảng trống khổng lồ trên toàn thế giới".

Cũng có những ý kiến cho rằng đối ngoại kiểu Trump đã làm mờ đi sự khác biệt giữa đồng minh và kẻ thù, nó thách thức một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà nhiều người tin rằng đã hạn chế chủ nghĩa dân tộc hủy diệt của thế kỷ 20 và mang lại hòa bình cho hàng tỷ người.

Nhưng nói gì thì nói, kiểu ngoại giao khó dự đoán của ông Trump cũng đã khiến lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên lần đầu tiên trong lịch ngồi vào bàn đám phán để nói chuyện với nhau chứ không phải chỉ trao cho nhau những lời dọa dẫm về một cuộc chiến tranh hạt nhân.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Xét xử BS Hoàng Công Lương: Nhiều người vỗ tay khi nghe lời khai của điều dưỡng trưởng
  • Hành khách đi máy bay chỉ cần khai báo y tế điện tử
  • Giá vàng hôm nay 22/10: Tăng dữ dội, Mỹ có thể giảm tốc độ tăng lãi suất
  • Xem xét, xử lý kiến nghị của Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam
  • Đà Lạt: Xe máy đấu đầu xe tải, 2 người thương vong
  • Sửa quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại
  • Vòng vèo sở hữu tại TPBank, rủi ro khi lãnh đạo 'xả hàng'?
  • Một số chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11 tới
推荐内容
  • Phát hiện bình rượu hơn 1.600 năm trong cổ mộ, vì sao không ai dám mở?
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần 4 BCH Trung ương Đảng khóa XIII
  • Điểm danh những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD
  • Hà Nội lắp đặt camera quét mã QR Code tại 67 chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh COVID
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì lễ ra quân phong trào chống rác thải nhựa
  • Kiến nghị xây dựng Nghị định quản lý sử dụng Nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam Rice