【bxh phần lan】Điểm chuẩn xét học bạ của các đơn vị đào tạo thuộc đại học Huế tăng
Thí sinh chưa làm thủ tục nhập học ngay mà cần trải qua bước đăng ký xét tuyển
Trường đại học Ngoại ngữ có mức điểm trúng tuyển cao nhất
Ngày 30/6,ĐiểmchuẩnxéthọcbạcủacácđơnvịđàotạothuộcđạihọcHuếtăbxh phần lan Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế công bố kết quả sơ tuyển đợt 1 năm 2022 theo phương thức xét kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông (xét học bạ) vào ĐH hệ chính quy của các trường ĐH thành viên; các trường, khoa thuộc ĐH Huế và Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị. Mức điểm trúng tuyển các ngành dao động từ 18 - 27,5 điểm.
Đợt 1 năm nay, ngành sư phạm tiếng Anh (Trường ĐH Ngoại ngữ) có mức điểm trúng tuyển cao nhất (27,5 điểm; tăng 1,5 điểm so với năm ngoái). Đáng chú ý, có những ngành mức điểm tăng cao hơn so với năm ngoái, như sư phạm tiếng Trung Quốc tăng 1,75 điểm (năm nay 25,75 điểm), ngôn ngữ Anh tăng 2,5 điểm (năm nay 25,5 điểm), ngôn ngữ Trung Quốc tăng 2 điểm (năm nay 26 điểm), ngôn ngữ Nhật tăng 2 điểm (năm nay 25 điểm). “Năm nay, có 3 lý do khiến điểm chuẩn các ngành tăng, trong đó lượng hồ sơ nhiều hơn mọi năm (gần 5.000 hồ sơ so với con số hơn 3.000 của năm trước). Thứ hai là điểm của thí sinh theo phương thức này cao và cuối cùng, do năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có lọc ảo theo phương thức này nên nhà trường xác định tỷ lệ ảo thấp hơn”, ThS. Phan Thanh Tiến, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại ngữ phân tích.
Nhóm ngành du lịch cũng có mức điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ tăng. Nếu mức điểm chuẩn các ngành thuộc Trường Du lịch trong năm 2021 dao động từ 18 - 24 điểm thì năm nay điểm trúng tuyển được công bố ở mức 19,5 - 26 điểm, với ngành cao nhất là quản trị du lịch và khách sạn (26 điểm).
Mặt bằng chung điểm chuẩn phương thức xét học bạ các ngành sư phạm cũng tăng khá cao. Năm 2022, mức điểm chuẩn các ngành thuộc Trường ĐH Sư phạm từ 19 - 27 điểm, cao hơn so với năm trước đó (năm 2021 từ 18 - 24 điểm). Các ngành có mức điểm chuẩn cao nhất là giáo dục tiểu học (đào tạo bằng tiếng Anh), sư phạm toán học, sư phạm toán (đào tạo bằng tiếng Anh) đều có chung mức 27 điểm.
Tại Trường ĐH Luật và Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị, nhìn chung mức điểm chuẩn bằng năm ngoái, trong đó hai ngành luật và luật kinh tế đều có cùng mức điểm là 20 điểm; các ngành thuộc Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị có chung mức điểm là 18 điểm.
TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng Ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế đánh giá, điểm chuẩn phương thức xét học bạ năm nay nhiều ngành bình quân tăng từ 1- 1,5 điểm, do có nhiều thí sinh điểm cao nộp hồ sơ theo phương thức này. Đây là cũng là năm có mức điểm cao (27,5 điểm) so với các năm trở lại.
Đủ điểm nhưng chưa chắc đậu
Điều thí sinh cần lưu ý là, năm nay có sự thay đổi rất lớn về quy chế trong tuyển sinh. Năm nay, thí sinh cũng chưa làm thủ tục nhập học ngay sau khi điểm chuẩn phương thức xét học bạ được công bố.
TS. Nguyễn Quang Lịch, Phó Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - ĐH Huế nhấn mạnh, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH của thí sinh (theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1, hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định.
Với các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét học bạ, để chính thức trúng tuyển, từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8/2022, thí sinh phải đăng ký xét tuyển ngành này trên Cổng thông tin tuyển sinh (hệ thống) của Bộ GD&ĐT. Nếu thí sinh xác định học ngành này (sau khi đáp ứng điều kiện tốt nghiệp THPT và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên), khi đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT, thí sinh xếp ngành này vào nguyện vọng cao nhất (nguyện vọng 1) để chắc chắn trúng tuyển. “Nếu đăng ký nguyện vọng 1 theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, thứ tự ưu tiên phương thức học bạ bị đẩy lùi và chưa chắc thí sinh đã trúng tuyển theo nguyện vọng của phương thức này”, đại diện bộ phận tư vấn tuyển sinh ĐH Huế giải thích.
Năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ lọc ảo chung cho tất cả các phương thức. Hệ thống lọc ảo đảm bảo thí sinh chỉ trúng tuyển vào một ngành duy nhất (nếu đủ điều kiện trúng tuyển) ở nguyện vọng cao nhất (nếu thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 thì hệ thống sẽ không xét các nguyện vọng tiếp theo, nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 thì hệ thống sẽ xét đến nguyện vọng 2… Quá trình này lặp lại cho đến khi thí sinh trúng tuyển vào một nguyện vọng nào đó hoặc khi hệ thống xét hết tất cả nguyện vọng của thí sinh).
Đại diện ĐH Huế nhấn mạnh, kết quả sơ tuyển của thí sinh sẽ bị hủy nếu điểm thực tế của thí sinh thấp hơn điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành sau khi đối sánh điểm do thí sinh nhập với điểm học bạ của thí sinh; hoặc không đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp
- ·“Kết nối cộng đồng, vượt qua thách thức”
- ·Người dân Suối Cam mòn mỏi chờ đường
- ·Tặng quà cho người nghèo ở Minh Hưng
- ·Kiểm tra công tác phòng, chống hạn mặn năm 2024
- ·Dịch COVID
- ·Phụ nữ Chơn Thành hỗ trợ hàng hóa phòng, chống dịch
- ·“Sao Nhân Ái” tỏa sáng
- ·Đón sóng đầu tư bất động sản Long An với nền shophouse trung tâm hành chính
- ·Đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng từ 42% đến 43%
- ·Giá vàng hôm nay 23/12: SJC tuột khỏi mức kỷ lục nhưng vẫn neo sát 77 triệu
- ·Kiểm soát chặt nguồn lây qua phương tiện vận tải
- ·Lộc Ninh thực hiện đồng bộ các gói hỗ trợ an sinh xã hội
- ·Tiếp sức vùng dịch vượt khó
- ·TPHCM: Người dân sẽ được cấp cứu đường hàng không, đường thủy
- ·70 phần quà tặng hộ khó khăn bởi dịch Covid
- ·Túi an sinh
- ·Cùng công nhân vượt qua đại dịch
- ·7 kinh nghiệm xây dựng nhà thô chất lượng ở TP.HCM
- ·Ra mắt nền tảng hỗ trợ lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm trên Bluezone