会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【el zamalek】Đêm câu kiều!

【el zamalek】Đêm câu kiều

时间:2024-12-23 14:54:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:120次

Báo Cà Mau(CMO) Anh Dương Thành Vinh nổ máy rồ ga đưa chiếc vỏ composite lao nhanh về phía biển. Mũi vỏ (xuồng câu) lù lù xuyên thẳng hướng mặt trời đang tắt nắng. Hàng kè bê tông hiện lên, phía bên trong kè là những vệt mắm xanh ngắt đang ngoe nguẩy vươn ra bãi phù sa. Vừa nẹp chặt cần máy vào nạng gỗ, anh Vinh nói lớn: “10 phút nữa sẽ đến vùng câu kiều”.

17 giờ 30 phút, y như lời anh Vinh, chiếc xuồng câu của anh đã đến vị trí cách bờ 2 hải lý. Xung quanh là hàng trăm xuồng câu của ngư dân Cái Cám. Ai cũng đã sẵn sàng chuẩn bị những việc cần thiết cho chuyến câu đêm.

Người bạn câu rất sành biển cặp sát be và neo cùng với anh Vinh là anh Quách Văn Hân. Năm nay anh Hân 35 tuổi, có kinh nghiệm 12 năm hành nghề câu kiều ở Cái Cám. Nhìn quanh, anh đưa tay chỉ thẳng về hướng mặt trời lặn, nói như khoe: “Đó là Hòn Chuối. Từ đây ra hòn mất khoảng 2 tiếng. Mùa này biển lặn, đi dễ lắm. Đánh câu kiều ở khu vực gần Hòn Chuối dính toàn cá đuối. Nhưng lâu lâu mới thực hiện một chuyến”.

Câu kiều là hình thức đánh bắt hải sản thông dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhiều năm gần đây. Đây cũng là 1 trong 2 mô hình được Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và các đồn biên phòng Cà Mau vận động ngư dân chuyển đổi ngành nghề khai thác ven bờ hiệu quả nhất.

Hiện nay, tại các cửa biển Khánh Hội (huyện U Minh), Đá Bạc (huyện Trần Văn Thời), Cái Đôi Vàm, Cái Cám (huyện Phú Tân) có trên 200 phương tiện đang hoạt động nghề câu kiều mang lại hiệu quả cao.

Riêng đối với ngư dân ở cửa biển Cái Cám (xã Tân Hải, huyện Phú Tân), câu kiều là nghề chủ đạo trong khai thác thuỷ sản ven biển. Tại đây có khoảng 100 hộ dân hành nghề câu kiều. Tuy là nguồn thu chính, nhưng mỗi ngày họ chỉ cần bỏ ra khoảng 4 giờ cho nghề này.

Ông Dương Thành Quang (Bảy Quang), ở ấp Cái Cám, cho biết: “Ở đây câu kiều là nghề chính của mỗi nhà nhưng rất nhàn. Xuồng câu chỉ mất thời gian giăng và thăm khoảng 3-4 giờ cho mỗi chuyến. Việc còn lại là nghỉ ngơi cả đêm. Sáng hôm sau khi gỡ câu xong, các xuồng về vựa bán sản phẩm, sau đó có cả ngày ngơi nghỉ”.

Mỗi đêm, một xuồng câu trên 8 kg cá ngát.  Ảnh: P.Phú

Nói về huê lợi của nghề câu kiều, anh Quách Văn Hân cho biết, trước đây gia đình anh khó khăn lắm, khi làm nghề câu kiều, trung bình mỗi ngày trừ chi phí anh có thu nhập từ 250 ngàn đồng trở lên. Vì thế, anh đầu tư mua thêm phương tiện là vỏ lãi composite, máy Honda và giàn câu gần 3 ngàn mét. Bây giờ gia đình anh có cuộc sống khá ổn định.

Có thể thấy rằng, câu kiều là nghề đã có trên 20 năm qua ở Cà Mau, nhưng ít được chú tâm đến. Bởi người làm nghề biển thường mơ ước có tàu lớn để vươn ra khơi, nghề câu kiều, nghề lưới cá lẹp, đóng đáy chỉ dành cho người nghèo, không vốn đầu tư và chấp nhận loanh quanh ở ven bờ.

Trước đây, loại lưỡi câu kiều phải đặt ở các tỉnh miền Trung, còn bây giờ dễ dàng tìm mua tại tỉnh. Ngay ở cửa biển Cái Cám cũng có hợp tác xã sản xuất câu kiều. Trung bình mỗi gắp câu 20 m với 140 lưỡi câu có giá khoảng 120 ngàn đồng. Mỗi hộ hành nghề câu kiều, nếu có xuồng máy thì chỉ đầu tư trên 10 triệu đồng là có thể có nguồn thu nhập. 

Lưỡi câu kiều được làm bằng thép cứng, uốn thành móc tương tự như các loại lưỡi câu khác, nhưng không có ngạnh. Lưỡi câu có độ nhạy vướng mắc nhanh. Hình thức đánh bắt khá đơn giản, sử dụng 1 dây viền, cách khoảng 20 cm thì mắc 1 lưỡi câu, đoạn dây buộc lưỡi cũng có độ dài khoảng 17-20 cm, cách khoảng 1,5 m gắn 1 cái phao nhỏ, sao cho khi thả xuống biển giàn câu sẽ nổi cách mặt đáy biển từ 20 cm. Cứ khoảng 100 m thì gắn 1 cột cờ đánh dấu đường câu đi qua và báo hiệu cho các phương tiện khác biết.

“Câu kiều không cần mồi nhưng các loại cá da trơn vẫn dính vì dưới đáy biển nước luôn chảy. Lưỡi câu đung đưa theo chiều nước và khi các loại cá ăn chìm bơi đi tìm mồi, gặp chướng ngại vật thì quay đầu hoặc quẫy đuôi, lúc này cá đã bị mắc vào lưỡi câu. Cá càng cố thoát thì càng bị lưỡi câu găm vào mình, vì vậy cá to quậy mạnh thì lưỡi càng mắc sâu và chắc. Các loại cá đánh bắt là cá lạt, cá đuối, mực, nhiều nhất là cá ngát”, anh Hân kể.

Nghề câu kiều hoạt động liên tục cả 8 tháng trong năm (từ mùa hạn năm trước tháng 9 âm lịch đến đầu mùa mưa năm sau tháng 5 âm lịch) chứ không đánh bắt theo hình thức con nước như các loại ngư cụ khác. Tuy vậy, điều trăn trở nhất của những người hành nghề câu kiều như anh Vinh, anh Hân là vươn ra vùng biển rộng hơn để có thể đánh được cá đuối và các loại cá da trơn có giá trị kinh tế cao ngoài cá ngát như hiện nay.

Song, với sự trang bị xuồng nhỏ và hoạt động lấn lướt của các ghe cào, ghe lú quái thì ngư trường của câu kiều dần bị thu hẹp lại. Hiện hàng trăm phương tiện câu kiều ở Cái Cám chỉ bủa câu ở khu vực cách bờ khoảng 2 hải lý trải dài từ cửa Công Nghiệp qua Cái Cám đến Mỹ Bình.

“Nghề câu theo đúng nghĩa rất nhàn và thu nhập ổn định. Nhưng khổ nỗi ban đêm chúng tôi phải canh chừng ghe cào, ghe lú. Một khi ghe cào đi vào khu vực câu thì nó cuộn hết câu. Mình cũng đã phản ứng nhưng đôi khi dụng cụ và xuồng máy nhỏ nên khó lòng xua đuổi ghe cào. Mặc dù biết rằng ghe cào không được phép khai thác vùng gần bờ như chúng tôi”, anh Vinh tâm tình.

Món mực luộc tươi được ngư dân thưởng thức giữa biển, trước khi gỡ câu để vào bờ. Ảnh: P.Phú

19 giờ 45 phút;

Màn đêm phủ xuống mặt nước mênh mông. Những ánh đèn pha của các xuồng câu, ghe cào bắt đầu ánh lên sáng rực. Anh Hân hướng mắt về mũi xuồng câu đang ngược với hướng gió như giải thích: “Khu vực có mấy cụm đèn ánh lên sáng rực là Cái Đôi Vàm, phía dưới gió (nơi mặt trời lặn ban chiều) là Hòn Chuối và hướng chính Đông kia là Sông Đốc”.

Ở mỗi khu vực anh Hân vừa nói sẽ tập trung những loại phương tiện khai thác khác nhau như: Khu vực Cái Đôi Vàm thì đa phần là ghe đánh lưới cá khoai; Khu vực Hòn Chuối là ghe cào, ghe lưới rê, phía Sông Đốc là ghe mực ốc…

Anh Vinh gật gù cầm những cây đèn báo hiệu (cứ chớp tắt liên tục) thay pin rồi ngẩng dậy nổ máy, hướng mũi xuồng câu đến những lá cờ đang đong đưa theo lượn sóng. Đó là cờ hiệu. Dựa vào màu sắc của những lá cờ mà ngư dân phân biệt được khu vực này đang bủa câu kiều hay mực ốc. “Lá cờ xanh nhỏ như của tôi chỉ vùng câu kiều đã thả, còn lá cờ màu đen phía ngoài xa kia là báo hiệu vùng bủa mực ốc. Những ghe thả lú quái thì dùng cờ màu đỏ…”, anh Vinh cho biết thêm.

Để các phương tiện khai thác biết hướng đi tránh vướng những vùng lưới, vùng câu vào ban đêm, ngư dân thường dùng đèn để trông. Xưa thì trông bằng đèn dầu, đèn bão, còn bây giờ họ cột vào đó những cây đèn điện từ, chớp nhoáng liên tục. 

Mỗi dây câu sau khi bủa có chiều dài trên 600 m, được ngư dân cột hiệu bằng 3 lá cờ. 2 lá 2 đầu viền câu và 1 cờ ở đoạn giữa. Đèn hiệu chỉ mắc vào 2 cờ ở 2 đầu. Chúng tôi nhẩm tính, 1 dây câu có 2 đèn, trung bình mỗi ngư dân như anh Hân, anh Vinh có 4 dây câu thì phải có 8 đèn hiệu và 12 cờ. Cả cửa Cái Cám có trên 100 phương tiện câu kiều thì có đến 800 đèn hiệu và 1.200 cờ. Đó là chỉ tính riêng câu kiều, còn ốc mực, lưới và lú dây (lú quái) nữa. Bởi thế, khi màn đêm phủ trùm trên biển thì đèn hiệu đồng loạt ánh rực lên.

Bây giờ chúng tôi mới hết những thắc mắc lúc ban chiều khi Trưởng ấp Cái Cám Bông Văn Lin cười nói: “Đêm ngoài biển nhìn đèn vui như ở phố. Nhộn nhịp hơn cả trong khu dân cư Cái Cám nữa”.
00 giờ;

Những lượn sóng biển bắt đầu lăn tăn vỗ nhẹ vào xuồng câu. Tiếng va chạm róc rách kết hợp những luồng gió nhẹ càng làm cho màn đêm trên mặt biển yên tĩnh. Anh Vinh vừa với tay mở thùng dụng cụ lấy ra cái mền, vừa nói: “Bây giờ thì mình ngủ để cho cá ăn rồi mắc câu”. 

Nơi ngơi nghỉ hàng đêm của anh Vinh tối nay đã hẹp lại nhiều vì có thêm 2 vị khách lạ. Để tỏ rõ lòng mến khách, anh Vinh chọn khu vực sạp sau của xuồng câu ngả lưng, còn người bạn đồng hành của tôi phía trước mũi xuồng câu đã chìm vào giấc ngủ. Anh bạn lần đầu ra biển và chọn cho mình chỗ nghỉ cũng lạ: Anh dùng 3 chiếc phao chồng khít lại rồi ngả lưng.

Ánh trăng trong vắt, tròn quánh của đêm rằm đã nhô lên đỉnh đầu. Phía ngoài xa hướng Hòn Chuối, tiếng động cơ của ghe cào vẫn ầm ầm không ngớt.

3 giờ sáng;

Chiếc điện thoại di động của anh Vinh đổ chuông báo thức. Cả xuồng câu 3 người nhổm dậy chuẩn bị cho chuyến thăm câu. Đây là công đoạn thú vị nhất của chuyến biển này.

Ở các khu vực xung quanh xuồng câu của anh Vinh cũng thế, những ánh đèn pha bắt đầu ánh lên. Họ bắt đầu chuẩn bị gỡ câu.

Thú vị nhất là thưởng thức hải sản tươi ngay trên biển. Anh Vinh dỡ mấy con ốc được neo xuống biển chiều hôm qua lên khỏi mặt nước, mỗi con ốc đều mang trong nó 1 con mực ống bằng cổ tay. Món “đánh thức” những vị khách ngoài biển hôm nay không là cà phê mà là mực luộc. Anh Vinh nói như khoe: “Mực tươi rói kiểu này luộc với nước biển trong vắt, ăn rất ngọt”. Quả đúng vậy.

Những viền câu nhô lên mặt nước theo lực kéo của đôi tay người thợ câu. Phía trước bắt đầu ánh lên những vùng nước sáng lấp lánh. Theo anh Vinh, đó là báo hiệu câu dính cá. Cá đuối vướng câu ở 2 rìa mép, cá ngát vướng ở mang, lườn và cả cạnh đuôi. Những con mực ống thì bị treo vắt vẻo khi lưỡi câu kiều xuyên qua mấy chiếc tua.

Anh Vinh đôi tay nhanh thoăn thoắt, dùng vợt lưới lùa chiến lợi phẩm vào lòng vợt rồi dùng đoạn gỗ tre gắn 1 mũi nhọn bằng kim loại để gỡ cá. “Gỡ bằng cách này vừa dễ dàng, vừa tránh bị gai cá ngát đâm”, anh Vinh khề khà nói trong khi đôi tay đã kéo 1 con cá ngát to cỡ bắp chân lọt vào khoang xuồng.

Mặt trời ló dạng, nhìn 4 phía chân trời là lũ lượt những xuồng câu, ghe cào. Họ cũng như anh Vinh đã hoàn thành một chuyến biển. Chiếc vỏ composite lại lao nhanh về hướng bờ kè rồi rẽ vào nhánh cửa biển Cái Cám. Ở đó, ông chủ vựa thu mua hải sản đã thức giấc hồi 3 giờ sáng và bắt đầu công việc phân loại cá, mực, ghẹ của những xuồng câu. Không một lời mặc cả vì giá cả thu mua, người dân ở đây đã thuộc làu. Khi nào có “biến động” giá, ông chủ vựa sẽ thông tin trước.

Một đêm cùng chuyến câu kiều đầy thú vị kết thúc. Những trăn trở của ngư dân như anh Hân, anh Vinh về nghề câu, bảo vệ ngư trường câu kiều quả là chính đáng. Bởi, câu kiều là một trong những nghề được ứng dụng đảm bảo công tác đánh bắt gần bờ hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên biển (câu chỉ đánh bắt các loại thuỷ sản lớn). Mong ước của họ là đảm bảo ngư trường khai thác của loại hình này và ứng dụng rộng rãi để nghề câu kiều trở thành mô hình khai thác ven bờ chủ đạo./.

Ghi chép của Phong Phú

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Cha đường cùng, con bệnh hiểm nghèo
  • Cảnh báo giả hình ảnh, giọng nói để lừa đảo
  • MU chuyển nhượng chớp nhoáng Marcel Sabitzer
  • Chelsea bán Jorginho cho Arsenal với giá rẻ
  • Tiếng kêu cứu nghẹn lòng của 3 mẹ con góa bụa bệnh tật
  • Thị trường tăng bùng nổ, VN
  • SMEs must prepare for disaster: APEC
  • Quảng Ngãi: Cựu nhân viên ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt 10 tỷ đồng
推荐内容
  • Tình yêu như trò cút bắt, kẻ đuổi người chạy...
  • Ngân hàng MSB đính chính thuyết minh báo cáo tài chính quý III
  • Thực thi sở hữu trí tuệ tại biên giới: Tiếng nói “một chiều”
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số cũng chuyển đổi số
  • Khách hàng bức xúc cách giải quyết khiếu nại của Vinasun
  • Kết quả MU 2