【kết quả fc seoul】Doanh nghiệp chưa “mặn mà” tham gia xây dựng chính sách
Bà Nguyễn Thị Cúc dẫn chứng, kết quả khảo sát thực tế một số DN tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh vào giữa tháng 9-2015 cho thấy, không chỉ DN ngại tham gia góp ý chính sách mà chính cơ quan quản lý thuế trực tiếp tham gia xây dựng chính sách còn hạn chế. Một phần là do không dám góp ý các nội dung trái với định hướng của cấp trên hoặc tạo thuận lợi hơn cho người nộp thuế nhưng có thể làm giảm số thu thuế.
Tính đến tháng 9-2015, Tổng cục Thuế đã rà soát và sửa đổi, bổ sung 26/30 quy trình, quy chế liên quan đến việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế của người nộp thuế; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ người nộp thuế khai thuế điện tử (đến nay đạt trên 97%), nộp thuế điện tử (đến 21-9-2015 số doanh nghiệp đăng ký đạt 84%, với trên 300.000 lượt giao dịch, số tiền 51.300 tỷ đồng). |
“Hệ thống pháp luật có nhiều tầng, Luật không có hiệu lực áp dụng ngay trong thực tế mà phải có Nghị định, Thông tư mới thi hành được. Ngoài ra giữa các cấp văn bản còn có nội dung không thống nhất, mở rộng thêm. Các văn bản pháp quy không được xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá, dẫn tới khó tra cứu, hướng dẫn và hiểu không đồng nhất”- bà Nguyễn Thị Cúc nói.
Phó Cục trưởng Cục Thuế Yên Bái Nguyễn Mạnh Khôi chỉ ra, hiện nay việc ban hành các chính sách mới chưa có lộ trình nên khi triển khai tại các địa phương xuống DN thường gấp, bị động. Vì vậy cấp Tổng cục cần có dự báo chính sách, xây dựng lộ trình để DN có thời gian chuẩn bị.
Cơ quan Thuế cần hướng dẫn, đào tạo nội dung chính sách thuế, quy trình kê khai nộp thuế, hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra cho DN, nhất là DN nhỏ và vừa. Nghiên cứu các cơ chế thuế và quản lý thuế đơn giản, thuận tiện để áp dụng cho khu vực các DN nhỏ, tương tự như cá nhân kinh doanh phù hợp với trình độ, khả năng tài chính của các DN này. Do tiềm lực có hạn nên nhóm này khó có thể đáp ứng đầy đủ việc kê khai, nộp thuế điện tử, mua chứng thư điện tử, việc nắm và thi hành chính sách thuế rất hạn chế.
Vì lẽ đó, theo Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, ông Mai Sơn, cơ quan Thuế Hà Nội luôn xác định cải cách kênh tiếp cận thông tin cho DN là quan trọng bậc nhất. Ngoài công tác quản lý thuế thì đòi hỏi sự tương tác giữa cơ quan Thuế với người nộp thuế phải đổi mới. Hiện nay, thay vì các phương pháp tuyên truyền, hỗ trợ truyền thống, Cục Thuế Hà Nội điện tử hóa hình thức tuyên truyền như: Trao đổi, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp qua email; cải tiến cổng thông tin điện tử của đơn vị để đảm bảo tất cả thông tin về chính sách mới, thông tin về việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của DN đều được công khai.
Để đổi mới công tác cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nộp thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam vừa ký Chỉ thị 01/2015/CT-TCT yêu cầu các Cục Thuế tiếp nhận, rà soát, phân loại và triển khai xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc của DN. Trường hợp nội dung vướng mắc chưa được quy định rõ hoặc chưa quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì phải báo cáo cơ quan Thuế cấp trên và gửi cho người nộp thuế biết để nắm tiến độ.
“Cơ quan Thuế các cấp tập trung công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Củng cố kiện toàn bộ phận Một cửa, đường dây nóng, bố trí cán bộ có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn làm việc trong bộ phận tiếp nhận và giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế. Ngoài ra, có cơ chế kiểm tra giám sát việc tiếp nhận và xử lý kiến nghị, vướng mắc của người nộp thuế và cơ quan Thuế cấp dưới. Phải lấy kết quả kiểm tra, giám sát là một trong các tiêu chí để đánh giá, phân loại, bình xét thi đua đối với các đơn vị cũng như của cán bộ làm việc tại cơ quan Thuế các cấp”- lãnh đạo Tổng cục Thuế yêu cầu.
Không những vậy, Tổng cục Thuế đề nghị các đơn vị tổng hợp đầy đủ các khó khăn, vướng mắc để tham mưu, báo cáo Tổng cục Thuế và đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách liên quan nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ công vụ, cán bộ thuế tham mưu, đề xuất các giải pháp cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hoá quy trình, nghiệp vụ với Tổng cục Thuế.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về bình bột chữa cháy vỏ xốp
- ·Lễ khánh thành công trình tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia
- ·Doanh nghiệp được khôi phục mã số thuế trong trường hợp nào?
- ·Việt Nam cần sớm hình thành cụm công nghiệp chuyên ngành
- ·Giá vàng trong nước giảm khi giá thế giới tăng
- ·Hải quan Hải Phòng đảm bảo chống dịch và thông quan hàng hóa
- ·Giải bài toán tắc nghìn xe hàng tại cửa khẩu, đứt gãy cung ứng ở ĐSBCL
- ·Nhiều thách thức trong quản lý thương mại điện tử với hàng hóa XNK
- ·Hải quan phối hợp bắt giữ hơn 142 tỷ đồng hàng hóa vi phạm trong tháng 8
- ·Đầu tư 4.500 tỷ đồng cho dự án Trung tâm năng lượng điện tái tạo Bình Định
- ·Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
- ·Cá nhân được thuê xúc tiến đầu tư tại nước ngoài có phải nộp thuế?
- ·Tạm hoãn thu hút đầu tư
- ·Ninh Bình tuyên dương 113 người nộp thuế tốt năm 2018
- ·Phẫu thuật hạ gò má là gì, có nguy hiểm không?
- ·Hàng loạt mặt hàng thuế suất cao giảm, đẩy số thu ngân sách Hải quan TPHCM giảm sâu
- ·Bcar Auto vào Top 10 dịch vụ chất lượng vì người tiêu dùng 2021
- ·Vì sao doanh nghiệp bị từ chối tái xuất hàng nhập khẩu?
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục định hướng cho Quốc hội không ngừng đổi mới và phát triển
- ·Cao Bằng: Thu nội địa 10 tháng năm 2019 đạt hơn 93% dự toán