【ltđ v league 2023】Chủ động tạo sinh kế để người dân thích ứng với biến đổi khí hậu
Những ngày cuối tháng 3-2019,ủđộngtạosinhkếđểngườidnthchứngvớibiếnđổikhhậltđ v league 2023 điện thoại của lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang liên tục được cập nhật diễn biến của độ mặn xâm nhập vào các cửa sông. Đây được xem là cách tiếp cận để nhanh chóng đưa ra quyết định giúp nông dân trong tỉnh ứng phó kịp thời với những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu.
Nông dân huyện Phụng Hiệp áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào trồng mãng cầu xiêm.
Cây trồng thích nghi vùng mặn
Huyện Long Mỹ đang là điểm “nóng” trong mùa khô hạn của tỉnh Hậu Giang khi nước mặn đã xâm nhập đến trung tâm huyện. Trong đó, tại xã Lương Nghĩa và xã Vĩnh Viễn A, độ mặn đo được có lúc lên đến 12‰. Song, do có kinh nghiệm nên người dân ở đây đã chủ động “chung sống với mặn”. Những ngày này, ông Tư Cường, ở xã Lương Nghĩa đã be bờ bao lại các mương trữ nước ngọt quanh nhà để sinh hoạt và dành tưới tiêu cho diện tích cây ăn trái. Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, ông Lê Hữu Phước (Năm Phước) cùng cán bộ ngành nông nghiệp cũng lặn lội đến nhiều nhà dân để vận động người dân dùng nhiều cách trữ nước ngọt. Trong đó, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ Lê Hữu Phước đã tranh thủ vận động người cao niên trong xã quay lại sử dụng lu, kiệu để trữ nước ngọt. Đây là một kinh nghiệm quý của người dân Nam bộ lâu nay. Hiện nay phong trào trữ nước ngọt trong lu, kiệu đang được người dân Kiên Giang và Bến Tre sử dụng rất nhiều. Ông Năm Phước tỏ ra khá yên tâm, khi người dân ở đây phát triển trồng 400ha khóm. Cần nói thêm, khi nước mặn xâm nhập sẽ làm chất lượng cây khóm đậm đà hương vị hơn. Đây cũng là đặc thù của dòng khóm Queen (nữ hoàng) được trồng ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.
Trước đây, cây khóm Hậu Giang cũng nhiều lần lao đao vì bị bệnh. Xác định đây là cây có thể thích nghi cao trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, Hậu Giang đã tập trung đầu tư căn cơ để giúp nông dân phát huy thế mạnh của cây khóm. Cụ thể, Hậu Giang đã mời các nhà khoa học từ Trường Đại học Cần Thơ hợp tác giúp nông dân trồng khóm hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng khóm giống Queen “Cầu Đúc” sạch bệnh tại Hậu Giang. Theo đó, các mô hình chuyên canh khóm “Queen” sạch bệnh “Cầu Đúc” với quy mô 35ha/1.050.000 cây giống cấp II sạch bệnh cho người dân trồng khóm tại huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh phát triển tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh héo khô đầu lá 0%, năng suất bình quân 36 tấn/ha/năm, quả đạt tiêu chuẩn quốc gia. Điều đáng ghi nhận là các mô hình này đã giúp nông dân tăng nhanh thu nhập do hiệu quả: Tỷ lệ trái đạt loại 1 là 90%, còn lại 10% trái loại 2.
Được biết, để giúp nông dân vùng huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh thích nghi với tác động của biến đổi khí hậu, tỉnh Hậu Giang cũng đang rốt ráo hoàn thiện hệ thống đê bao, cống, đập ngăn mặn trữ ngọt đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đến nay, hệ thống đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh đã hoàn thiện chiều dài đê là 32,5km, 20 cống hở, 18 cống tròn. Mới đây, tỉnh cũng đã phân bổ kinh phí trên 84 tỉ đồng nhằm tiếp tục xây dựng hệ thống đê bao, cống, đập, nạo vét kênh mương ngăn mặn, trữ ngọt.
Xây hồ trữ nước ngọt
Hiện Hậu Giang đang tập trung nhiều giải pháp để thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, như: Xây dựng bản đồ số xâm nhập mặn tỉnh Hậu Giang; khảo sát, đánh giá chế độ thủy văn, địa hình đáy, địa chất ven sông, kênh chính trên địa bàn tỉnh (có nguy cơ sạt lở), xây dựng cơ sở dữ liệu và mô hình cảnh báo sạt lở giai đoạn 2018-2025. Đồng thời, mở rộng, nâng cấp mạng lưới quan trắc không khí, nước mặt tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (đang trong quá trình vận hành thử nghiệm của 3 trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục và trạm quan trắc chất lượng không khí xung quanh tự động, liên tục)...
Hậu Giang cũng là một trong những tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL đề xuất và thực hiện Dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt tại huyện Vị Thủy với tổng mức đầu tư gần 165 tỉ đồng. Theo ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang: Hiện nay các đơn vị đang thực hiện thiết kế và sẽ tranh thủ hoàn thành sớm Dự án hồ chứa nước ngọt để chủ động cung cấp nguồn nước ngọt cho người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt.
Tỉnh Hậu Giang cũng đang thực hiện nhiều dự án thiết thực giúp nông dân thích nghi với biến đổi khí hậu. Đáng chú ý là các dự án xây dựng mô hình tiêu - tràm hiệu quả và bền vững tại 3 địa phương: thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ. Đồng thời, hỗ trợ một số mô hình khuyến nông cho nông dân, như: Mô hình nuôi vịt biển thương phẩm thích ứng với môi trường biến đổi khí hậu, mô hình canh tác bưởi sử dụng tưới phun hoặc nhỏ giọt... đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.
Song, nông nghiệp Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ nông sản hàng hóa, như: tác động xấu của biến đổi khí hậu, rõ nhất là có những cơn mưa trái mùa, hạn hán, xâm nhập mặn. Hiện nông dân Hậu Giang đã áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật thông minh sản xuất cá thát lát, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt, mãng cầu xiêm, dưa lê, thanh long…
Theo ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang: Giúp nông dân tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Cần nhiều giải pháp phù hợp để phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp. Từ đó giúp nông dân, HTX dễ dàng tiếp cận các ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các viện, trường, doanh nghiệp… Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp, tỉnh xác định, tận dụng các giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, những kinh nghiệm ứng dụng phù hợp công nghệ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 theo mô hình kinh tế xanh, để tạo sinh kế bền vững cho nông dân Hậu Giang!
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cảnh báo: Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), nước mặn có thể xâm nhập sâu với nồng độ đạt đến 2-4‰ vào tháng 4-2019 (nếu không mưa) Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam: Các địa phương khu vực bán đảo Cà Mau: Cần có kế hoạch nạo vét, tăng cường năng lực chuyển nước của các kênh trục hệ thống; chủ động bơm trữ, vận hành cống hợp lý để tích trữ nước ngọt ngay từ thời điểm khi ngoài sông nguồn ngọt vẫn còn thuận lợi. Đặc biệt theo dõi sát diễn biến độ mặn để quản lý điều tiết nước và vận hành cống theo hướng: Vừa đảm bảo tiêu thoát, ngăn mặn vừa đưa nước ngọt về. Vùng ven biển, tranh thủ thời kỳ triều kém, khi đó cũng là lúc dòng ngọt tiến về nhiều hơn, chủ động bơm nước tưới cho các vùng phía hạ lưu. Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 là năm có khả năng xảy ra mặn xâm nhập sâu và có những biến động gay gắt. Các chuyên gia khuyến nghị: Một số khu vực có nguồn nước khó khăn hoặc xa nguồn ngọt cần phải xem xét lựa chọn loại cây chịu hạn, ít sử dụng nước. Lâu dài cần có chiến lược cấp nước ngọt cho các vùng xa nguồn ngọt ven biển, trong đó đặc biệt chú ý nâng cấp các kênh chuyển nước ngọt, trạm bơm… |
Bài, ảnh: CAO PHONG
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tư vấn mua ô tô: Top 3 ô tô ‘mới toanh’ giá rẻ, tiết kiệm xăng nhất
- ·Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu và miễn nhiệm 2 Chủ tịch UBND tỉnh
- ·Phong tỏa tạm thời Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất
- ·Thủ tướng: Miền Trung, Tây Nguyên phải phát triển để ổn định
- ·Ông Đoàn Ngọc Hải xin từ chức: Bí mật phía sau 48 bãi xe ‘vàng’ là gì?
- ·Ai đã khiến những hạt giống đỏ sớm bị thui chột
- ·Thủ tướng dự hội nghị sơ kết công tác công an 6 tháng đầu năm 2019
- ·Tối ngày 23/5, cả nước ghi nhận thêm 76 ca mắc Covid
- ·6 cựu lãnh đạo ngành dầu khí mới bị đề nghị kỷ luật là ai
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Đức
- ·Brazil: Khởi động dự án trồng thêm 73 triệu cây tại rừng Amazon
- ·Biển Đông: Hoạt động của nước ngoài là vô giá trị nếu không được phép
- ·Ấn tượng chương trình “Sắc màu tuổi thơ”
- ·Quảng Nam: Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình
- ·Từ năm 2018, mở rộng thêm 2 đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội
- ·Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền lợi của lao động nữ, trẻ em và xây dựng gia đình hạnh phúc
- ·Những lá phiếu trách nhiệm và niềm tin
- ·Hải Phòng triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới, ứng phó với bạo lực
- ·Tranh cãi về đề xuất tăng gấp đôi mức phạt vi phạm giao thông
- ·Việt Nam và Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác tài chính