【bóng đá nam hôm nay】Nông dân “cõng” điện
(CMO) Kể từ khi nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau phát triển, mâu thuẫn giữa người bán và người mua điện phục vụ sản xuất cũng theo đó tăng dần. Đến nay, dù đã trải qua rất nhiều năm với nhiều nỗ lực, song vẫn chưa có được sự đồng thuận giữa người bán và người mua. Điện phục vụ sản xuất vẫn là vấn đề bức xúc khi nông dân buộc phải "cõng" nhiều khoản tiền trời ơi đất hỡi.
Quy định lạ đời
Thời gian qua, Sở Công thương phối hợp với ngành điện và các địa phương tiến hành rà soát, lập, triển khai nhiều danh mục đầu tư lưới điện, trong đó ưu tiên cải tạo, xây dựng mới lưới điện nông thôn, lưới điện phục vụ sản xuất nuôi tôm công nghiêp, tôm siêu thâm canh…
Ông Nguyễn Văn Đô, Giám đốc Sở Công thương, khẳng định, nguồn điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay không thiếu, điều này thể hiện trong 5 năm gần đây không có tình trạng tiết giảm điện hay cúp điện luân phiên. Chỉ có hệ thống phân phối biến áp nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt.
Câu chuyện lưới điện là trạm biến áp không thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân, nhất là người nuôi tôm thâm canh là điều dễ hiểu. Bởi hiện nay mô hình này phát triển nhỏ lẻ, tự phát ở nhiều nơi và không nằm trong quy hoạch, việc chạy theo đầu tư là điều không thể. Vấn đề này người dân phải hết sức chia sẻ với ngành điện bởi nguồn lực đầu tư hiện nay rất hạn chế. Tuy nhiên, chuyện bức xúc của người dân hiện nay không nằm ở đó mà do phát sinh một số quy định lạ đời.
Câu chuyện quy định lạ đời của ngành điện được ghi nhận tại xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi là một minh chứng. Để có điện đến ao tôm, một số người dân phải chịu cả tiền cột, dây… Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề lớn, điều khiến họ bức xúc là phải đóng trước 4 triệu đồng/tháng. Đối với nuôi tôm công nghiệp, đừng nói 4 triệu đồng, 10 triệu đồng cũng phải đóng vì con tôm không thể thiếu điện.
Tự câu móc điện là nguyên nhân khiến tai nạn điện tăng cao trong thời gian qua. |
Tiếp tục câu chuyện về quy định lạ của ngành điện, ông Ba Hải (Diệp Thanh Hải, Chủ tịch Hội Thuỷ sản tỉnh) chia sẻ, người nuôi tôm hết sức thông cảm cho khó khăn của ngành điện hiện nay. Không thể bắt buộc ngành điện đầu tư phủ kín được do tình trạng nuôi tôm công nghiệp phát triển ồ ạt như thời gian qua. Sự đồng cảm đó thể hiện ở việc, nhiều hộ tự bỏ tiền đầu tư biến áp, cắm cột, kéo dây…
Tuy nhiên, điều khiến người dân không hài lòng là việc ký quỹ tiền điện. Ông Ba Hải ví dụ trường hợp cụ thể là 7 hộ dân ở xã Hoà Tân, TP Cà Mau, tự đầu tư bình hạ thế vậy mà còn phải ký quỹ đến 30 triệu đồng/tháng để phòng hờ không trả tiền điện vận hành, trong khi tiền điện mỗi tháng chỉ khoảng 20 triệu đồng. Mà quy định về ký quỹ đến nay vẫn chưa được thông qua thì cần phải xem xét lại.
Đó là chưa kể tình trạng rớt điện thường xuyên, làm ảnh hưởng đến sản xuất và thiệt hại tài sản của người dân. Ông Út Non (Đào Văn Non, ấp Tân Long, xã Tân Duyệt) chia sẻ, 2 tháng nay điện cao thế “rớt” hoài, mỗi lần "rớt", 2-3 phút là có lại. Chính tình trạng rớt trong thời gian ngắn không kịp cúp cầu dao tổng, khi có điện đột ngột sẽ cháy đường dây cái. Cách đây 3 tuần, do rớt điện, 2 mô-tơ bị cháy. “Tới đây diện tích nuôi tôm siêu thâm canh sẽ tiếp tục tăng, không biết điện đâu mà cung”, ông Út Non lo lắng.
Sẽ còn thiếu điện sản xuất
Mặc dù đã nỗ lực, song với tốc độ phát triển hiện nay, việc cung cấp điện vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. |
Liên quan đến điện phục vụ sản xuất và kinh doanh, ông Thiều Văn Minh, Phó giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau, khẳng định, nguồn điện hiện nay không thiếu để cung cấp cho sản xuất của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
Trước những bức xúc của người dân, ông Minh lý giải, Cà Mau trước đây sản xuất nông nghiệp, sau đó chuyển sang nuôi tôm rồi đến tôm công nghiệp và giờ là siêu thâm canh, tốc độ phát triển rất nhanh. Ngành điện rất nỗ lực và tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư nâng cấp lưới điện theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh. Tuy nhiên, về điện sản xuất, ngành điện đã chấp hành chủ trương của tỉnh đầu tư phần lưới điện trung thế theo quy hoạch phát triển của tỉnh. “Chủ yếu là 1 pha, 3 pha vẫn còn nhiều hạn chế”, ông Minh cho biết.
Tình trạng phát triển tôm công nghiệp tự phát quá nhanh, nhu cầu điện trở thành vấn đề vô cùng bức xúc. Từ đó, người dân tự động kéo điện từ các trạm biến áp để nuôi tôm khiến sụt áp, rớt điện như phản ánh của ông Út Non. Đặc biệt, theo ông Minh, năm 2014, trên địa bàn huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Năm Căn và Phú Tân có hàng trăm trạm biến áp của ngành điện bị cháy, tai nạn điện cũng tăng đột biến do sử dụng thiếu an toàn.
Liên quan đến việc ký quỹ lạ đời trên, ông Minh cho biết, trong quy định của ngành điện có yêu cầu ký quỹ, trước đây do chưa thống nhất cách làm nên kể cả hộ chính chủ cũng ký quỹ. Tuy nhiên, hiện nay việc ký quỹ chỉ áp dụng cho các trường hợp hộ nuôi thuê đất. Đối với trường hợp đóng 4 triệu đồng/tháng, ông Minh khẳng định: "Ngành điện không có quy định này và đến nay mới nghe. Ngành sẽ xem xét điều tra lại và sẽ xử lý (nếu có sai phạm). Đồng thời, thời gian tới sẽ nỗ lực đầu tư lưới điện trung thế, đáp ứng nhu cầu sản xuất, còn hạ thế thì các doanh nghiệp và hộ dân xem xét cân đối nguồn vốn để đầu tư”.
Hiện nay, tổng số đường dây trung thế và hạ thế trên địa bàn tỉnh khoảng 11.782 km, trong đó đường dây trung thế là 4.930 km (1 pha 3.463 km, 3 pha 1.467 km) và đường dây hạ thế là 6.852 km (1 pha 6.600 km, 3 pha 252 km), tổng công suất các trạm biến áp 569.975 kVA. Tuy nhiên, chỉ tính riêng nhu cầu điện phục vụ nuôi thuỷ sản đến năm 2020, toàn tỉnh cần đầu tư thêm đường dây trung thế dài 390 km và hạ thế là 932 km. Bên cạnh đó, tổng dung lượng các trạm biến áp cần phải đầu tư là 62.920 kVA, tổng vốn đầu tư cần trên 738,3 tỷ đồng.
Nhu cầu là vậy, tuy nhiên, theo Quyết định số 3568/QĐ-EVN SPC ngày 1/9/2017 của Tổng Công ty Điện lực miền Nam về dự án phân phối hiệu quả giai đoạn II vốn vay Ngân hàng Thế giới để cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện phục vụ nuôi thuỷ sản tỉnh khoảng 126 tỷ đồng. Theo kế hoạch sẽ đầu tư đường dây trung áp dài 159,1 km và hạ thế 214,6 km, tổng số trạm biến áp là 216 trạm/14.728 kVA. Dự kiến dự án sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2018.
Như vậy, theo kế hoạch đầu tư lưới điện và thực tế phát triển của nghề nuôi thuỷ sản, nhất là tôm siêu thâm canh thì thời gian tới tình trạng thiếu điện phục vụ sản xuất vẫn còn tiếp diễn. Đặc biệt là những hộ nuôi tôm tự phát ngoài vùng quy hoạch./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chồng đi xa, không phải người vợ nào cũng ngoại tình
- ·“Chặn đứng” hàng loạt vụ vận chuyển hàng lậu đưa về cung ứng tết
- ·Hơn 2.700 vị trí việc làm cho 1.000 sinh viên sắp ra trường
- ·Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa và hiện đại
- ·Giá xăng dầu hôm nay 10/12: Bật tăng, trong nước tuần này ra sao?
- ·MB và MISA ra mắt dịch vụ kết nối ngân hàng số trên phần mềm kế toán
- ·Tuyển sinh Đại học 2023: Điểm IELTS được quy đổi như thế nào?
- ·Mời chuyên gia yêu Huế đóng góp cho giáo dục đại học
- ·Người cha chia máu cho con… sống từng ngày
- ·Các nhà giáo, nhà khoa học đóng góp quan trọng cho Đại học Huế và tỉnh nhà
- ·Máy trộn bột Âu Việt Corp: Giải pháp tối ưu cho quy trình sản xuất bột
- ·Không quy định nộp sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- ·Khai giảng lớp luyện thi mỹ thuật miễn phí cho học sinh toàn quốc
- ·Phát hiện hành khách giấu thuốc nổ trong vali, sân bay Mỹ đóng cửa 2 tiếng
- ·Cái giá của tặc lưỡi và liều mình
- ·Mỹ nói về giá trị của Bakhmut, báo Đức nói ông Zelensky bất đồng với quân đội
- ·Quy định ghi tên lên túi rác ở Nhật Bản gây tranh cãi
- ·HDBank trao ‘Thẻ Xanh cho gia đình Việt’ cho khách hàng đầu tiên
- ·Giải pháp xanh cho rác hữu cơ trong bối cảnh thực thi phân loại rác tại nguồn
- ·Video cầu Crưm hoàn thành sửa chữa sau vụ tấn công khủng bố