会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch cúp nhà vua】Tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam sẽ đạt 9,8 triệu tấn vào năm 2030!

【lịch cúp nhà vua】Tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam sẽ đạt 9,8 triệu tấn vào năm 2030

时间:2024-12-23 22:44:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:344次

thủy sản

Ngành thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu năm 2030 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 14 - 16 tỷ USD. Ảnh: Khánh Linh

10 năm,ổngsảnlượngthủysảncủaViệtNamsẽđạttriệutấnvàonălịch cúp nhà vua GDP ngành thủy sản tăng từ 17,8% lên 24,4%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tờ trình của bộ này nêu rõ, ngành thuỷ sản Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, với quy mô ngày càng mở rộng, tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất lớn; có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Theo đó, kết quả sau 10 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020 cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2019 cơ cấu GDP ngành thủy sản trong toàn ngành Nông nghiệp tăng từ 17,8% lên 24,4%. Sản lượng thủy sản tăng từ 5,1 triệu tấn lên 8,2 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 5,0 tỷ USD lên tới 8,6 tỷ USD, tương ứng 1,7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước và 20,8% kim ngạch xuất khẩu ngành Nông nghiệp.

Ngành thủy sản giải quyết việc làm cho khoảng 3,9 triệu lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thu nhập của lao động thủy sản không ngừng được cải thiện; tham gia hiệu quả vào công cuộc bảo vệ quốc phòng an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, Bộ NN&PTNT cũng chỉ rõ, ngành thủy sản đang còn bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về phát triển thủy sản của đất nước, như quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ; cơ cấu nội ngành chưa hợp lý; hệ thống hạ tầng thuỷ sản còn lạc hậu, thiếu đồng bộ; vốn đầu tư cho hạ tầng thủy sản còn khó khăn…

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 định hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường biển với phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, sự cố môi trường, tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu. Phát triển thủy sản được xác định là một trong các ưu tiên phát triển kinh tế biển.

Trong khi đó, hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng đã tạo ra nhiều cơ hội cho ngành thủy sản mở rộng thị trường tiêu thụ, nhưng cũng tạo ra rất nhiều thách thức, cạnh tranh trên trường quốc tế ngày một gay gắt, các rào cản kỹ thuật ngày một tinh vi, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm và cá tra vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn…

Tranh thủ tối đa các ưu đãi về thuế quan trong các hiệp định thương mại

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, ngành thủy sản luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền trong phát triển kinh tế thủy sản.

Nhằm cụ thể hóa các quan điểm mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển lĩnh vực thủy sản trong thời gian tới, ngành thủy sản xây dựng Chiến lược phát triển bền vững kinh tế thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn 2045 nhằm tranh thủ tối đa các ưu đãi về thuế quan trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời, hạn chế tối đa các thách thức, tồn tại của ngành, đưa Việt Nam trở thành công trường chế biến và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực và đứng thế thứ 3 thế giới, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vì vậy, "Bộ NN&PTNT khẳng định việc ban hành Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là rất cần thiết" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh..

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế…

Bộ NN&PTNT đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD; giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước; xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tầm nhìn đến năm 2045 phát triển thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; đồng thời, giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm, bảo vệ quốc phòng an ninh chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc...

Nguồn vốn thực hiện sẽ bao gồm: huy động nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định; lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác; nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA; tổ chức, cá nhân đầu tư và các nguồn vốn huy động khác.

Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện chiến lược; xây dựng các chương trình, đề án, dự án ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và 5 năm; đề xuất, kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh chiến lược phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Năm 2019, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 158 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường quan trọng như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga. Với những nỗ lực vượt bậc của ngành thuỷ sản và bà con ngư dân, Việt Nam đã trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp thủy sản toàn cầu. Đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng tham gia phát triển thủy sản ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước.

Khánh Linh

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Tổng kết 9 tháng đầu năm các ngân hàng tiếp tục khoe lãi 'khủng'
  • Hải Phòng dẫn đầu cả nước tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế
  • Triều đại duy nhất trong sử Việt có hai vua chung một ngai vàng
  • Ngành Công nghệ sinh học có dễ xin việc làm?
  • Cánh mày râu Việt rộ mốt săn lùng sim rừng để ngâm rượu
  • Tuyển sinh liên cấp ngành báo chí đào tạo tại tòa soạn
  • Khám phá ngành đào tạo công nghệ may tại Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Hơn 500 phụ huynh Hà Nội chờ xin học cho con vào Tây Mỗ 3 đến nửa đêm
推荐内容
  • Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA với số phiếu 192/193
  • Nhiều người mắc lỗi chính tả: 'Suôn sẻ' hay 'suôn xẻ'?
  • Vinschool khai trương 2 cụm trường mới tại Hưng Yên và Phú Quốc
  • Phân biệt Tiếng Việt 'xác suất' hay 'xác xuất'?
  • Đề xuất đưa xăng RON92 trở lại thị trường: Bộ Công Thương nói gì?
  • Bài toán đồng xu khiến thiên tài cũng phải bó tay