【kết quả trận chengdu rongcheng】Hải Dương: Tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều
VHO- Chiều 26.4,ảiDươngTổchứcHộinghịxúctiếnthươngmạitiêuthụvảithiềkết quả trận chengdu rongcheng Sở Công thương tỉnh Hải Dương phối hợp với UBND huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm vải thiều Thanh Hà.
Ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công thương Hải Dương phát biểu tại Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có: ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hải Dương; ông Vũ Việt Anh,Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà; bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương; bà Hoàng Thị Thúy Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Hà; cùng đại diện lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Hải Dương, huyện Thanh Hà, các hộ sản xuất - kinh doanh vải và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Theo báo cáo của UBND huyện Thanh Hà, hiện vải U trứng đang quả non đến bắt đầu làm cùi; vải U hồng, U thâm, tàu lai, thiều chính vụ đang giai đoạn quả non.
Dự tính, năm nay, sản lượng đạt khoảng 40 nghìn tấn (vải sớm 25 nghìn tấn, vải chính vụ 15 nghìn tấn), tương đương với sản lượng vải niên vụ 2021-2022. Toàn bộ diện tích vải được hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, xuất khẩu trong đó có khoảng 4.000 - 5.000 tấn đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Dự kiến thời gian thu hoạch các trà vải năm 2023 đối với vải U trứng trắng, U trứng gai, vải nhỡ (vải U hồng, U thâm) lần lượt từ đầu tháng 5 đến tháng 6/2023. Hiện nay, vải thiều Thanh Hà đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Australia, ... với sản lượng xuất khẩu tăng dần theo từng năm. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của vườn vải trĩu quả đã thu hút hàng chục nghìn du khách tham quan, trải nghiệm, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp.
Vải thiều Thanh Hà đã được cấp Chứng nhận “chỉ dẫn địa lý” và nhiều danh hiệu uy tín khác như: “Top 10 sản phẩm uy tín chất lượng” và là đặc sản “Tinh hoa đặc sản 3 miền”; giải thưởng “Thương hiệu vàng”, chứng nhận “Thương hiệu Thực phẩm an toàn tin dùng”, top 10 Thương hiệu Nhãn hiệu nổi tiếng do Liên Hiệp khoa học Doanh nhân Việt Nam và Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo bình chọn.
Ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cho biết, đến nay, huyện Thanh Hà có 3.265 ha vải, 100% diện tích vải sản xuất theo hướng an toàn.
Cụ thể, đã thực hiện 39 vùng, diện tích 450 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, xuất khẩu. Đã được cấp 191 mã số vùng trồng xuất khẩu. Trong đó: 53 mã số vùng trồng xuất khẩu Úc; 51 mã số vùng trồng xuất khẩu Trung Quốc; 38 mã số vùng trồng xuất khẩu Nhật Bản; 40 mã số vùng trồng xuất khẩu Hoa Kỳ; 09 mã số vùng trồng xuất khẩu Thái Lan.
Theo ông Vũ Việt Anh, trà vải thiều chính vụ bắt đầu thu hoạch từ giữa tháng 6/2023. Như vậy, vào khoảng giữa tháng 6/2023 khả năng sẽ có cả 3 giống vải cùng cho thu hoạch: U hồng, Tàu lai, vải thiều chính vụ; do đó sản lượng thu hoạch lớn, dồn dập có khả năng sẽ tạo áp lực lớn trong việc tiêu thụ vải.
Bà Hoàng Thị Thúy Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Hà cũng cho biết: Do thời gian thu hoạch vải ngắn, trong khoảng 1 tháng, nên UBND huyện Thanh Hà đặc biệt quan tâm đến công tác tìm đầu ra và tiêu thụ sản phẩm cho người dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đặc tính, ưu điểm nổi trội của quả vải thiều Thanh Hà, diện tích cây trồng, năng suất, sản lượng, quy trình canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây vải thiều, các quy định trong việc quản lý chỉ dẫn địa lý Thanh Hà đối với sản phẩm vải thiều, các quy định sản xuất vải thiều đảm bảo vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGAP, GlobalGAP; sản xuất, chăm sóc, phòng trừ theo quy định đảm bảo xuất khẩu ra thị trường quốc tế qua báo, đài từ Trung ương đến địa phương.
Chia sẻ với phóng viên, bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cho biết, để chuẩn bị cho mùa vải năm nay, đối với thị trường trong nước, ngành nông nghiệp Hải Dương đã chỉ đạo sản xuất theo tiêu chuẩn Gap và VietGap.
Đối với các vùng sản xuất trước đây chưa được tỉnh hỗ trợ, thì nay tỉnh có chính sách hỗ trợ cho các vùng này được chứng nhận VietGap, GlobalGap. Đối với thị trường nước ngoài, đến thời điểm này tỉnh đã cấp chứng nhận thêm cho các vùng trồng xuất khẩu đi Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc,…
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Hải Dương ký cam kết với các cơ sở kinh doanh để các cơ sở này là cánh tay nối dài cho ngành thực hiện tư vấn cho bà con nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Lễ ký hợp đồng nguyên tắc giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ sản xuất thúc đẩy tiêu thụ vải thiều Thanh Hà năm 2023.
“Đặc biệt, công tác giám sát sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, tỉnh cũng đang được tăng cường. Trong đó, ngành nông nghiệp Hải Dương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở buôn bán, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và cán bộ chính quyền cơ sở về tiêu chuẩn của các thị trường cũng như việc sử dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả ra được sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu”, bà Kiểm nhấn mạnh.
Cũng tại Hội nghị, ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương cho biết, để xúc tiến vải thiều Thanh Hà, cần chú trọng cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Xác định thị trường nội địa vẫn là thị trường chủ đạo, tạo nền cho xuất khẩu, Sở Công Thương Hải Dương đã sớm có sự trao đổi, kết nối với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, các doanh nghiệp xuất khẩu, thương nhân tiêu thụ nông sản trong nước; phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Lazada, Sendo, Viettel Post, VNPT,... để tăng cường hoạt động giao dịch mua bán vải thiều trên các nền tảng công nghệ số.
Đồng thời, tổ chức các cuộc họp, các buổi làm việc với các tập đoàn bán lẻ, siêu thị lớn trong nước (Siêu thị Go (BigC cũ), Fivimart, Intimex, Winmart, Mega Market, SatraMart, HaproMart và các siêu thị bán hàng tiêu dùng trong nước…); các sàn Thương mại điện tử lớn, uy tín của Việt Nam (Sendo, Tiki, Lazada, Shope…); các doanh nghiệp, các đầu mối thu mua, xuất khẩu vải thiều trong và ngoài nước; các doanh nghiệp đầu mối, thu mua vải thiều của Trung Quốc… kết nối với người trồng vải để ký kết hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều của Hải Dương.
Bên cạnh đó, chủ động liên hệ, mời các tập đoàn, siêu thị lớn trong nước (Siêu thị Go (BigC cũ), Fivimart, Intimex, Vinmart, Mega Market, SatraMart, HaproMart và các siêu thị bán hàng tiêu dùng trong nước…) đến Hải Dương để ký kết hợp đồng thu mua, tiêu thụ vải thiều của Hải Dương niên vụ 2023.
“Cùng với việc đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường đã hợp tác những năm qua như: Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…, Sở Công thương tỉnh Hải Dương cũng chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị chức năng của Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ,… tích cực tìm kiếm, mở rộng thêm các thị trường mới, tiềm năng như các nước khu vực Nam Mỹ; các nước thuộc châu Phi,… và ngay tại chính Trung Quốc, một thị trường rộng lớn, giáp với Việt Nam”, ông Hảo cho biết thêm.
THUỲ LINH
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đau khổ vì thường xuyên bị chê cười... họ tên
- ·Chuyển đổi số đến với từng nhà
- ·Hành động sớm trong ứng phó BĐKH
- ·Tuyên truyền qua mạng xã hội
- ·Ngày 1/12 bắt đầu bán vé tàu Tết Quý Tỵ
- ·Bù Đăng có 4.514 đối tượng cần giúp đỡ trong dịp tết Ất Mùi
- ·Đóng BHYT theo hộ khẩu, sổ tạm trú
- ·Tập huấn an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm
- ·Ngang nhiên chiếm đoạt đất đai, hành hung cả chủ sở hữu
- ·Ước mơ Rạch Tàu
- ·Chồng Việt kiều Mỹ mà lại kêu... nghèo
- ·Vàng tăng giá trở lại
- ·Cải cách hành chính từ một cửa điện tử
- ·Tiện ích ứng dụng bảo hiểm xã hội số
- ·Bố cũng ngoại tình sao nói được con rể
- ·Mất an ninh hàng không là điều không được phép xảy ra
- ·Cầu Đồng Hương
- ·“Địa chỉ tin cậy
- ·Có người thứ ba, chia tay hay tha thứ?
- ·Xe khách va chạm xe container, 5 người bị thương