【soi kèo club leon】Bí thư chi bộ “miệng nói, tay làm”
Đắk Liên “thay da,ưchibộldquomiệsoi kèo club leon đổi thịt”
Với mỗi người dân thôn Đắk Liên, xã Đắk Nhau, hình ảnh người Bí thư chi bộ trong trang phục cựu chiến binh, rong ruổi trên chiếc xe máy ngược xuôi khắp các tuyến đường, ngõ hẻm của thôn đã không còn xa lạ. Những lúc không bận bịu với các cuộc họp, người dân lại thấy ông Saret khi thì đến nói chuyện với tốp phụ nữ đang ngồi cạo vỏ lụa hạt điều, lúc lại ghé nhà dân thăm hỏi về kỹ thuật canh tác trên cây trồng hoặc có khi chỉ đơn giản chơi đùa cùng mấy đứa trẻ ở nhà văn hóa thôn.
Thôn Đắk Liên cách trung tâm UBND xã Đắk Nhau khoảng 6km, với hơn 60% số dân là đồng bào DTTS. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thế nhưng sự thay đổi về đời sống của người dân trong thôn rất đáng tự hào. Từ năm 2019 đến nay, thôn đã có 31 hộ thoát nghèo, người dân đồng lòng và tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, bỏ dần lối canh tác lạc hậu… Có được kết quả đó, tiếng nói của ông Điểu Saret đóng vai trò đáng kể.
Với vai trò là Bí thư chi bộ, người có uy tín, ông Điểu Saret thường xuyên tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số - Trong ảnh: Ông Điểu Saret hướng dẫn trẻ em trong thôn cách đánh cồng chiêng
Năm 2019, ông Điểu Saret nghỉ hưu và về thôn Đắk Liên sinh sống. Một thời tuổi trẻ cống hiến ngoài xã hội, nay được tín nhiệm với cả hai vai trò, làm thế nào để đồng bào mình hiểu, làm theo, với ông là phải đi tận ngõ, gõ từng nhà để cùng lắng nghe và trao đổi.
“Khi nghỉ hưu, tôi dành thời gian cho đồng bào mình nhiều hơn. Các việc trong thôn tôi đều tham gia đầy đủ. Mỗi lần như thế mới nghe được hết ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó kịp thời có những đề xuất, kiến nghị lên các cấp”. Ông ĐIỂU SARET, Bí thư chi bộ, người có uy tín ở thôn Đắk Liên, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng |
Bà Điểu B’Leng, người dân thôn Đắk Liên chia sẻ: Ông Điểu Saret gần dân lắm. Ông hay đến nhà người dân thăm hỏi cuộc sống, rồi tham mưu với ngành chức năng, xã, tỉnh hỗ trợ bò, xây nhà, dụng cụ lao động cho người dân thoát nghèo.
Hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới, mỗi năm người dân thôn Đắk Liên hoàn thành từ 1,2-4km đường giao thông nông thôn theo cơ chế đặc thù mà không cần Nhà nước đền bù đất. Người dân hiểu và tự nguyện hiến đất làm đường. Ông Điểu Đoàn, người dân trong thôn cho biết: Có con đường này, tôi hiến 100m đất của gia đình. Từ ngày có đường bê tông, người dân lưu thông, trẻ em đi học cũng thuận lợi hơn trước rất nhiều.
90% người dân thôn Đắk Liên sống bằng nghề nông nghiệp như trồng điều, tiêu và cà phê. Trước thực trạng đất đai cằn cỗi, lối canh tác lạc hậu khiến năng suất vườn cây không cao, ông Điểu Saret lại ngược xuôi đi từng nhà, kêu gọi bà con sắp xếp thời gian, tham gia các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức, khoa học tiến bộ trong sản xuất và nuôi trồng.
Chỗ dựa của đồng bào
Ông Điểu Saret là 1 trong 7 đại biểu của tỉnh Bình Phước sẽ tham dự hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023. Với 5 năm là Bí thư Chi bộ thôn, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, khi sắp tới đây được tham dự hội nghị, với ông đó vừa là niềm vinh dự, đồng thời là động lực cố gắng để thay đổi cuộc sống người dân nơi vùng quê ông sinh ra và trưởng thành. Ông xác định để “nói đồng bào nghe, làm đồng bào tin”, trước hết bản thân, gia đình phải gương mẫu.
Ông Điểu Saret phối hợp với các kỹ sư Công ty cổ phần thương mại vật tư Bình Phước tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây điều sau thu hoạch cho nông dân trong thôn
“Người có uy tín thì trách nhiệm cũng nặng nề lắm. Việc xã hội, luôn đặt lợi ích của tập thể, bà con làm mục tiêu để đạt được. Còn gia đình phải luôn đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động, gương mẫu để bà con noi theo. Nếu gia đình mình nghèo, con cái không được học hành đàng hoàng, nói đồng bào không nghe đâu” - ông Saret khẳng định.
Hết ngược xuôi để vận động bà con thay đổi lối sống văn minh, hiện đại, ông Điểu Saret lại tất bật tuyên truyền người dân làm những điều hay, lẽ phải, chung sức xây dựng quê hương ngày càng đổi mới. Những giấy khen, bằng khen, huân, huy chương nhiều cấp khen thưởng, đó không còn là thành tích của cá nhân mà là động lực, là niềm tin để ông nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cảnh báo nguy hiểm khôn lường từ thuốc diệt chuột thế hệ mới
- ·Bộ Nội vụ trả lời về việc kỷ luật thượng tọa Thích Chân Quang
- ·Ứng phó rét đậm rét hại diện rộng
- ·Bổ nhiệm các đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Campuchia, Singapore, Ukraine
- ·Xây dựng chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh
- ·Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc cung cấp khoản vay ưu đãi để làm đường sắt, đường bộ
- ·Chuyển đổi vị trí công tác người có chức vụ, quyền hạn để phòng chống tham nhũng
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm Mông Cổ, Ireland và Pháp
- ·Kiểm tra giám sát 44 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế phòng dịch COVID
- ·Không phân cấp, phân quyền, cái gì cũng phải trình cấp trên thì không làm được!
- ·Hội nghị lần thứ 50 của Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN
- ·Khó tìm nơi gửi trẻ dịp hè
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch WEF giao lưu với sinh viên Việt Nam
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ
- ·Quảng Nam: Vì sao người dân phải 'sống chung' với động đất?
- ·Phát triển CN công nghệ số thành ngành kinh tế đóng góp lớn cho đất nước
- ·Tổng thống Mozambique và Phu nhân sắp thăm Việt Nam
- ·Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn thăm Việt Nam
- ·Giá xăng dầu trong nước được dự báo tiếp tục tăng từ ngày 1/11
- ·Chính phủ dự kiến trình Quốc hội số lượng hồ sơ kỷ lục tại kỳ họp thứ 8