【ibongda.com】Chủ đầu tư Dự án BOT cầu Đồng Nai mới: Xé rào, đội vốn, tăng thời gian thu giá
Thiếu nghiêm túc
Kiểm toán Nhà nước vừa thông báo kết quả kiểm toán hoạt động,ủđầutưDựánBOTcầuĐồngNaimớiXéràođộivốntăngthờigianthugiáibongda.com xây dựng cùng việc quản lý, sử dụng vốn đầu tưDự ánĐầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu từ ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh thành phố Biên Hòa theo hình thức hợp đồng BOT (Thông báo số 147).
. |
Đây là dự án có thời gian triển khai khá dài với 4 lần điều chỉnh, bổ sung các hạng mục, trong đó hợp đồng gốc được ký bởi Cục Đường bộ Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1, thuộc Bộ Xây dựng) vào tháng 5/2008. Các lần điều chỉnh đã làm tăng giá trị đầu tư của Dự án so với phê duyệt ban đầu tới 56,65% (từ 2.005 tỷ lên 3.141,6 tỷ đồng).
Một trong những điểm gợn lớn tại dự án này là nhà đầu tư đã thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp khi liên tục xé rào tự thực hiện nhiều hạng mục công việc trong khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo ghi nhận của Kiểm toán Nhà nước, việc hạng mục bổ sung giai đoạn III và giai đoạn IV được nhà đầu tư triển khai thi công trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh là chưa tuân thủ quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ - CP, đồng thời làm ảnh hưởng đến tính pháp lý và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cần phải nói thêm rằng, trong Kết luận thanh tra Dự án số 9611/KL-GTVT được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) công bố cuối tháng 8/2016, CC1 cũng bị “thổi còi” vì thiếu tuân thủ các quy định pháp luật.
Cụ thể, nhà đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệpdự án là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng cầu Đồng Nai lần đầu vào ngày 21/3/2008 với vốn điều lệ 431 tỷ đồng gồm 3 cổ đông chính: Tổng công ty Xây dựng số 1 chiếm 92,98%, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM chiếm 5%, Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh vật tư chiếm 3%.
Tính đến cuối tháng 8/2016, doanh nghiệp dự án đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 3 lần, chủ yếu là thay đổi các cổ đông góp vốn. Tuy nhiên, nhà đầu tư đều không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc này theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP và Thông tư 03/2011/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP.
Theo Kiểm toán Nhà nước, mặc dù có khối lượng thi công khá lớn, nhưng nhà đầu tư lựa chọn nhà thầuthực hiện dự án chưa tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn: kế hoạch đấu thầuchưa hợp lý, chia nhiều gói thầu quá nhỏ; áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc tự thực hiện để lựa chọn nhà thầu, nhưng hồ sơ yêu cầu sơ sài, không phù hợp với hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một số gói thầu xây lắp lựa chọn nhà thầu thi công khi chưa có hồ sơ thiết kế và dự toán được duyệt.
Đặc biệt, theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, việc nhà đầu tư triển khai thi công một số hạng mục phụ trợ công trình thuộc hầm chui nút giao Vũng Tàu và cầu An Hảo trước khi ký hợp đồng là chưa phù hợp với quy định của Luật Xây dựng.
Phương án tài chínhsơ hở
Một trong các bất cập lớn tại Dự án là khi tính toán phương án tài chính, một số chỉ tiêu tài chính quan trọng đã được lập chưa chặt chẽ và chưa sát thực tế, dẫn đến thời gian hoàn vốn được “chốt” là 18 năm 4 tháng 10 ngày là chưa phù hợp.
Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, tại thời điểm ký kết bổ sung phụ lục hợp đồng BOT số 18 vào tháng 6/2015, đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ban Quản lý dự án 7) đã không căn cứ vào số liệu thu phí thực tế của tháng 4 và tháng 5/2015 tại trạm thu phí cầu Đồng Nai để tính phương án tài chính, mà lại vin vào kết quả đếm xe 3 ngày của tháng 7 và 3 ngày của tháng 11/2014 do đơn vị tư vấn thực hiện. Điều này dẫn đến lưu lượng xe tính phương án tài chính để ký Phụ lục hợp đồng số 18 không phản ánh đúng thực tế.
Điều đáng nói là, qua kiểm tra thực tế Đề án Thu phí tại trạm thu phí cầu Đồng Nai, Kiểm toán Nhà nước ghi nhận doanh thu thực tế từ thu phí cầu Đồng Nai tăng khá cao so với phương án tài chính (năm 2015 là 20%, năm 2016 là 30,31% và 9 tháng đầu năm 2017 tăng bình quân 58,3%).
Bên cạnh đó, phương án tài chính Dự án chỉ tính đến vốn chủ sở hữu và vốn vay huy động từ các tổ chức tài chính, không tính đến nguồn thu tại trạm thu phí Sông Phan đã được nhà đầu tư thu trong giai đoạn xây dựng với tổng số tiền 176,89 tỷ đồng, dẫn đến làm tăng chi phí vốn, tăng tỷ suất chiết khấu và làm tăng đáng kể thời gian hoàn vốn.
Sau khi xác định lại các chỉ tiêu tài chính của các hạng mục đầu tư giai đoạn I, II, III, thời gian hoàn vốn mà Kiểm toán Nhà nước chốt chỉ còn 10 năm 7 tháng và 24 ngày (giảm 7 năm, 8 tháng và 16 ngày).
Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý tài chính các hạng mục đầu tư giai đoạn I, II, III (Phụ lục hợp đồng BOT số 18) số tiền 131 tỷ đồng. Trong đó, với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng cầu Đồng Nai, điều chỉnh giảm giá trị quyết toán 50,6 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn 1,7 tỷ đồng; chưa đủ điều kiện thanh toán 16,4 tỷ đồng...
Được biết, trong văn bản triển khai thực hiện kết luận của Kiểm toán Nhà nước do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu CC1 khẩn trương cập nhật, điều chỉnh thời gian thu phí sử dụng dịch vụ cho phù hợp với thực tế; thực hiện thương thảo và ký phụ lục hợp đồng điều chỉnh theo quy định của pháp luật trên cơ sở giá trị quyết toán, các chỉ tiêu thay đổi giữa thực tế phát sinh so với phương án tài chính tại hợp đồng BOT và các phụ lục hợp đồng BOT và các chỉ tiêu của phương án tài chính theo kết quả kiểm toán đối với giai đoạn I, II, III.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng được yêu cầu định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải cập nhật số liệu thực tế của phương án tài chính của Dự án để làm cơ sở xem xét điều chỉnh thời gian thu phí theo đúng quy định của hợp đồng BOT.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tai nạn thảm khốc ở Lâm Đồng 5 người tử vong: Tiết lộ thông tin ‘sốc’
- ·Những vi phạm khiến tài xế nhận án tù, hối lỗi sau song sắt
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Tài xế ‘phê’ ma tuý điều khiển xe tải hết đăng kiểm tháo chạy 15km
- ·Ứng dụng công nghệ Bluezone giúp giảm nguy cơ lây nhiễm chéo Covid
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Giám đốc Công an Hà Tĩnh công khai số điện thoại tiếp nhận thông tin phản ánh
- ·Chi trả chế độ cho thân nhân lao động thiệt mạng vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội
- ·NASA bối rối với hiện tượng kỳ lạ ở Bắc Cực
- ·Cháy nhà 4 tầng ở Hà Nội, bà cho cháu vào xô rồi dòng dây thả xuống thoát hiểm
- ·TP.HCM: Nghi phạm thảm sát 5 người trong gia đình khai tại công an?
- ·Vĩnh Phúc sáng tạo nâng cao hiệu quả thực hiện Quyết định 218 của Bộ chính trị
- ·Chủ tịch Quốc hội thắp hương tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Trạm thu phí BOT qua Quảng Trị nằm giữa tuyến đường độc đạo Bắc
- ·Vụ bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng: Chủ cơ sở có thể bị phạt tù 3 năm
- ·Hải Dương yêu cầu xử lý nghiêm việc Công ty Điện lực Jaks cố tình chuyển tro xỉ
- ·Nghi phạm bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội nhảy cầu tự tử, công an nói gì?
- ·Hải Dương yêu cầu xử lý nghiêm việc Công ty Điện lực Jaks cố tình chuyển tro xỉ
- ·Giám đốc Công an TP. Đà Nẵng phủ nhận thông tin nguyên Chủ tịch Đà Nẵng bị khám nhà
- ·Giám đốc công ty bất động sản bán 'dự án ma’, chiếm đoạt hơn 14 tỷ đồng