【kèo bóng đá world cup】Nhà khoa học 'nín thở' chờ Quốc hội
Tạo cơ chế thông thoáng,àkhoahọcnínthởchờQuốchộkèo bóng đá world cup tránh “làm khó” nhà khoa học
Phát biểu tại phiên họp, Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắc Nông) ghi nhận: Ban soạn thảo đã làm việc nghiêm túc, cầu thị, sửa đổi toàn diện Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN), giải quyết được một số nút thắt về cơ chế tài chính. Nhiều Đại biểu khác cũng nhận định: dự thảo Luật cơ bản đã được xây dựng phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển KH&CN đã được khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng.
Tuy nhiên, trăn trở với câu hỏi tại sao hơn 10 năm qua đầu tư không ít, số đề tài nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều hơn nhưng trình độ KHCN vẫn thấp, ít công trình được đăng ký sáng chế hoặc có tiếng vang trong khu vực…, Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung thêm nhiều giải pháp mang tính đột phá. Trong đó, đề nghị cụ thể hóa những nguyên tắc ưu đãi trong Luật, tránh nói chung chung, “nghe thì rất hay nhưng rất khó thực hiện”, đồng thời đảm bảo đối xử bình đẳng giữa tổ chức công lập và ngoài công lập.
Dự thảo Luật cơ bản đã được xây dựng phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ. |
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) đề nghị đưa nội dung "huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển công nghệ" thành một chương trong dự Luật, đồng thời, cần thay đổi hoàn toàn phương thức Nhà nước bao cấp cho KHCN thành phương thức "tài trợ ngân sách Nhà nước" mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện.
Đáng lưu ý, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đưa ra một đề xuất về việc xây dựng chỉ số đầu tư - “một dạng ICOR cho KHCN”. Việc khảo sát và phân tích chỉ số này hàng năm không chỉ đánh giá hiệu quả đầu tư cho KHCN, được sử dụng làm cơ sở để tính toán phân bổ ngân sách mà còn là minh chứng rõ ràng cho DN thấy hiệu quả, thu hút họ bỏ vốn đầu tư.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) thẳng thắn nhận xét, dự luật vẫn còn nặng về cấp phát kinh phí và quản lý cơ sở KHCN công lập mà chưa chú trọng đúng mức đến những yếu tố nhằm huy động nguồn tài chính ngoài công lập. Đại biểu khuyến nghị: “Cần có điều khoản quy định khi DN đạt đến mức doanh thu nhất định thì lập tổ chức nghiên cứu KHCN; Nhà nước cấp một phần kinh phí cho DN có đề tài tốt và có vốn đối ứng”. Về chính sách thuế, không nên áp dụng rộng rãi việc miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT đối với thiết bị, quy trình công nghệ nước ngoài mà chỉ nên áp dụng với một số loại nhất định mà trong nước chưa tạo ra được. Vật tư thiết bị phục vụ nghiên cứu trong nước thì lại cần được giảm thuế sâu hơn nữa, có như vậy mới khuyến khích được hoạt động nghiên cứu KHCN trong nước...
Ủng hộ định hướng khoán chi, song Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) cho rằng, như vậy vẫn chưa đủ; cần có cách làm táo bạo hơn nữa. “Đó là cơ chế tài chính mở, cho phép nhà khoa học không phải lập dự toán chi tiết mà chỉ cần dự toán tổng quát, họ được phép chi trong theo tổng mức được duyệt với các mục chi được phê duyệt, sau đó kiểm toán”, ông Phương “hiến kế”.
Đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TP.HCM) cũng cho rằng việc áp dụng cơ chế khoán chi và cơ chế quỹ đối với KHCN trong dự thảo Luật là những điểm mới và rất phù hợp, giúp giải phóng nhà khoa học khỏi những công việc buồn chán, phức tạp đối với học. Song cần phải có giải pháp để ngăn ngừa tiêu cực bằng cách gắn các cơ chế này với tự chủ tài chính và trách nhiệm của người đứng đầu. Theo Đại biểu Đạt, quy định tỷ lệ tối đa mà DN được trích lợi nhuận trước thuế để đầu tư cho KHCN là không hợp lý, thay vào đó nên quy định tỷ lệ tối thiểu. Cũng cần quy định các đơn vị sự nghiệp công như viện nghiên cứu, trường Đại học lớn được thành lập quỹ KHCN...
Tạo điều kiện làm việc tốt cho nhà khoa học
Nhìn nhận về thực trạng đội ngũ KHCN nước nhà, Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định) thẳng thắn bình luận: "Thật trớ trêu khi một đất nước có 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ mà không tìm ra được những chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học nào đủ giỏi để trở thành các tổng công trình sư cho các đề tài lớn, có ý nghĩa quốc gia".
Tán thành nhận định này, Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho rằng, Luật cần cụ thể hóa hơn nữa việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, có chính sách cụ thể, tạo môi trường làm việc cụ thể thu hút nhân tài, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành; có chế độ khen thưởng, tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp quan trọng, có giải thưởng lớn về KHCN; phát hiện bồi dưỡng cán bộ tài năng trẻ; quan tâm đầy đủ đến đội ngũ cán bộ khoa học trong lực lượng vũ trang; huy động các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài về đóng góp xây dựng đất nước…
Nhiều Đại biểu đã nêu rõ quan điểm dự thảo Luật cần đồng thời chú trọng cả cơ chế tài chính lẫn điều kiện làm việc, cơ hội cống hiến, cơ hội cất tiếng nói phản biện khách quan và thẳng thắn cho các nhà khoa học. Đại biểu Huỳnh Thành Đạt kiến nghị đưa vào luật quy định về chức năng phản biện xã hội của các nhà khoa học, góp phần tạo ra sự đồng thuận giữa nhà khoa học và nhà quản lý.
Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang có cùng quan điểm này khi nhận định: “Do thiếu cơ chế, hai bên chưa gặp được nhau: các nhà khoa học có tính tự trọng cao, không đi xin xỏ để được phản biện, nếu cơ quan nhà nước không chủ động mời các nhà khoa học phản biện chính sách thì sẽ là một sự lãng phí chất xám cực kỳ lớn”. Hơn nữa, theo bà Trang, quyết sách sai để lại những hệ lụy kinh tế xã hội rộng lớn, khó đong đếm...
Theo chương trình xây dựng pháp luật, dự án Luật này sẽ được hoàn thiện, trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp tới - kỳ họp đầu năm 2013 của Quốc hội.
Bình An
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quốc gia nào đang sở hữu giá nhà ở cao cấp đắt đỏ nhất thế giới?
- ·1 cán bộ Hải quan được Thủ tướng khen thưởng vì thành tích chống buôn lậu
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/8/2024
- ·Hơn 50 đội bóng tranh vé đi Anh xem Liverpool thi đấu
- ·Chiếc ô tô giá 400 triệu vừa trình làng phiên bản màu đỏ đẹp long lanh
- ·Hải quan Hải Phòng giao chỉ tiêu thu ngân sách 2019 cho 9 chi cục trực thuộc
- ·Tổng cục Hải quan thưởng nóng lực lượng tham gia phối hợp bắt giữ 19kg ma túy đá
- ·Thuế GTGT của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực
- ·Doanh nghiệp mua được công nghệ nhưng không mua được văn hóa
- ·Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 3,4%
- ·Ô tô van 2 chỗ giá rẻ nhất 250 triệu/chiếc bị chê, chỉ bán được 60 chiếc/tháng
- ·Hải quan Bình Dương: Thông quan gần 3.200 tờ khai XNK trong dịp Tết Dương lịch 2019
- ·Hải quan Bình Dương: Tạo thuận lợi cho DN góp phần tăng thu ngân sách
- ·Kết quả bóng đá Olympic 2024 hôm nay 7/8
- ·'Kỳ quan đứng giữa kỳ quan' sắp lộ diện trong 10 ngày nữa
- ·Cảnh báo các mã độc nguy hiểm đánh cắp thông tin
- ·Morata chia tay vợ Alice Campello
- ·Quảng Trị: Nhiều giải pháp phát triển công nghiệp nông thôn
- ·VietinBank: Ngân hàng có Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc
- ·Kết quả bóng đá Bundesliga mùa giải 2024/25 mới nhất