【tài xỉu góc】Điều gì gây bế tắc xử lý 12 dự án "đắp chiếu" ngành Công Thương?
tài xỉu góc" /> | Vinachem ngập trong thua lỗ vì gánh 4 “cục nợ” |
Chuyển nhiệm vụ xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án ngành công thương | |
Lo lặp lại “vết xe đổ” 12 dự án thua lỗ trong đầu tư sân bay Long Thành | |
“Diện mạo” mới nhất của 12 đại dự án “đắp chiếu” của ngành Công Thương |
Nhà máy đạm Ninh Bình là 1 trong số những dự án thua lỗ điển hình đã được cơ cấu lại khoản nợ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
3 vướng mắc mấu chốt
Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về kết quả xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương trong giai đoạn 2017-2019, đến nay số nhiệm vụ các bộ, cơ quan, doanh nghiệp đã hoàn thành đạt khoảng 75,36%.
Tuy nhiên, đáng chú ý là những vướng mắc mấu chốt nhất của các dự án, doanh nghiệp chưa được giải quyết, phần lớn tập trung ở các nhiệm vụ còn lại với 3 nhóm vấn đề: Xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng tổng thầu (EPC), quyết toán toàn bộ dự án; khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; xây dựng phương án thoái vốn.
Hiện tại, trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp, có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi (trong đó 1 doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế); 2 dự án giảm được lỗ nhưng chưa bền vững; 1 dự án dừng hoạt động đã vận hành trở lại; 7 dự án, doanh nghiệp còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.
5/12 dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC gồm: Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Dự án cải tạo - mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy đạm Ninh Bình, Dự án Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nêu rõ: Dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn. Hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn là 3.769 tỷ đồng.
Việc xác định trách nhiệm, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm đã được tiến hành. Toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được thanh tra, kiểm toán, điều tra ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Xử lý theo nguyên tắc thị trường
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, thời gian tới cần đảm bảo xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ theo nguyên tắc thị trường, quy định của pháp luật; bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Đồng thời, kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.
Về nhiệm vụ cụ thể, đại diện Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty có dự án, doanh nghiệp nằm trong số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả chịu trách nhiệm chính, căn cứ thẩm quyền và quy định của pháp luật để chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng hướng dẫn về mặt pháp lý đối với các đề xuất, giải pháp đề ra nhằm giải quyết vưóng mắc đối với 12 dự án, đảm bảo không trái các quy định của pháp luật; phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, doanh nghiệp; xác định rõ những nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý.
Với xử lý vướng mắc về tranh chấp hợp đồng EPC, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nêu rõ: Các tập đoàn, tổng công ty cần chủ động sử dụng tư vấn luật để hệ thống lại toàn bộ hợp đồng EPC đối với từng dự án, rà soát kỹ nội dung còn tranh chấp, vướng mắc.
Đánh giá các khả năng (hòa giải, xử lý khởi kiện hoặc chấm dứt hợp đồng) để lựa chọn phương án xử lý dứt điểm tối ưu. Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc thanh, quyết toán hợp đồng EPC đối với các nội dung thuộc lĩnh vực.
Bộ Tài chính chỉ đạo và tạo điều kiện để Công ty Mua bán nợ Việt Nam tham gia tái cơ cấu các dự án, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, giảm thiểu thiệt hại tối đa cho nhà nước.
12 dự án với tổng mức đầu tư ban đầu 43.673,63 tỷ đồng, sau này phê duyệt điều chỉnh 64.610,96 tỷ đồng (tăng 45,65%). Trong đó, vốn chủ sở hữu 14.350,04 tỷ đồng (chiếm 22,56%), vốn vay 47.451,24 tỷ đồng (chiếm 74,6%), còn lại 2,84% từ các nguồn khác. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023
- ·Nga sẽ gia tăng cường sự hiện diện quân sự tại Crimea
- ·Bão Yagi quét sạch hoa màu, cha mẹ khóc ròng vì không có tiền cho con chữa bệnh
- ·Trao gần 140 triệu đồng đến bé Gia Lâm ở An Giang
- ·Tăng hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế
- ·Trao hơn 126 triệu đồng cho bé Ksor Khảo bị ung thư mù 2 mắt
- ·Tính mạng mong manh của bé gái 3 tuổi mắc bệnh xơ gan
- ·Bị cây đổ vào người, nam phóng viên gặp nguy kịch cần giúp đỡ
- ·Giá vàng hôm nay 19/10: Vàng thế giới tăng mạnh
- ·Em Trần Thu Hương bị u não được ủng hộ hơn 38 triệu đồng
- ·TP.HCM tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong 10 tháng đầu năm
- ·Nhật Bản sẽ thành lập các tiền đồn mới trên các đảo xa
- ·Nhà chức trách Anh kêu gọi cổ động viên sử dụng rượu, bia có kiểm soát
- ·Bình Định: 12 tỷ đồng cứu trợ các tỉnh vùng bão lũ
- ·Nhiều quy định mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- ·Nga kêu gọi Mỹ không ủng hộ Ukraine dùng vũ lực với dân
- ·Gia đình ông Trần Ngọc Thảo cảm ơn bạn đọc Báo VietNamNet
- ·Mẹ tâm thần chẳng hay biết con trai mê man do mắc bệnh não hiếm gặp
- ·Gỡ vướng mắc liên quan tới việc thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế
- ·Vụ giải Karate bị tố dàn xếp huy chương: Đình chỉ huấn luyện viên