【kết quả đá banh việt nam】Nghịch lý lương ngân hàng
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.Hà Nội về vấn đề này.
Trong khi DN gặp khó khăn thì các ngân hàng thương mại liên tục báo lãi,ịchlýlươngngânhàkết quả đá banh việt nam cũng như mở rộng quy mô. Dường như kinh tế càng khó khăn các ngân hàng lớn càng lãi cao?
Theo khảo sát do Vụ Tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, ngành ngân hàng, bảo hiểm trả lương cao nhất với trung bình 5,61 triệu đồng, vượt qua cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Đơn cử như, lao động thuộc Ngân hàng Công Thương, Ngoại thương có mức thu nhập bình quân 15-18 triệu đồng/tháng, trong khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là 16,2 triệu đồng. Như vậy, lao động thuộc lĩnh vực ngân hàng đang có thu nhập cao nhất, gấp 4,32 lần nhóm DN không có lợi thế.
Đây là số liệu tổng hợp từ đợt khảo sát trên 1.660 DN, chiếm 3% số DN đang hoạt động và trên 15.000 người lao động, tập trung vào các DN vừa và nhỏ. Các đơn vị được điều tra tại 17 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế của cả nước, có thị trường lao động phát triển như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Cần Thơ... Tuy nhiên vẫn chưa thể kết luận được gì vì số liệu này vẫn chưa thực sự đầy đủ so với thực tế của hàng chục nghìn DN đang hoạt động hiện nay.
Với mục tiêu nhằm giảm lãi suất cho các DN thì việc trả lương cao như vậy cho lao động thuộc các ngân hàng cũng khiến cho mục tiêu này khó thực hiện được hơn. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Hiện nay, các ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn dựa vào Thông tư 27/2010/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, lên phương án xây dựng đơn giá tiền lương, trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Theo văn bản này, DN phải đạt lợi nhuận theo kế hoạch năm sau cao hơn năm trước liền kề thì mới được tăng lương.
Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết các ngân hàng đều xin có cơ chế lương thưởng cao để giữ chân các cán bộ giỏi. Vì thế, mới có chuyện nhiều ngân hàng giấu lãi, vì nếu công bố toàn bộ lợi nhuận, nếu năm sau không đạt lợi nhuận như năm trước thì không được tăng lương cho cán bộ.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu chung của hệ thống ngân hàng ở mức 3,3% tổng dư nợ, cao hơn so với mức 2,14% vào cuối năm 2010. Hiện có khoảng gần chục ngân hàng khác có tình trạng nợ xấu gia tăng trong năm 2011 so với năm 2010.
Đang tồn tại một nghịch lý là không ít DN Nhà nước có lợi nhuận không tăng nhưng tiền lương của cán bộ lại tăng theo các năm, đặc biệt là có những DN báo lỗ nhưng tiền lương vẫn tăng đều. Muốn khắc phục tình trạng này cần có những biện pháp gì, thưa ông?
Theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tiền lương của viên chức quản lý ở DN FDI có quy mô nhỏ từ 20 đến 25 triệu đồng/tháng, quy mô trung bình từ 30 đến 40 triệu đồng/tháng, DN có quy mô lớn đạt hiệu quả cao có thể trả lương hàng trăm triệu đồng/tháng. Đa số các ngân hàng liên doanh, cổ phần ở Việt Nam cũng trả phổ biến khoảng 100 triệu đồng/tháng, có nơi trả 200 triệu đồng/tháng.
Xảy ra tình trạng này là vì các DN Nhà nước chưa hình thành quy chế tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng đối với người đại diện phần vốn Nhà nước ở các DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước một cách rõ ràng, đồng bộ, gắn với các tiêu chuẩn, điều kiện về bổ nhiệm, đánh giá, kiểm tra, giám sát trách nhiệm quản lý. Công tác quản lý lao động, tiền lương tại các DN này vẫn chưa linh hoạt theo cơ chế thị trường, không gắn với hiệu suất lao động và hiệu quả công việc.
Muốn có được mức lương phản ánh đúng chất lượng lao động và hiệu quả kinh doanh của các DN Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách tiền lương, tiền thưởng tuân theo cơ chế thị trường và bình đẳng với các DN thuộc thành phần kinh tế khác. Riêng đối với viên chức Nhà nước - người đại diện phần góp vốn của Nhà nước tại DN, Nhà nước cần quy định bảng lương theo chức danh cụ thể, hàng năm căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước trích một phần lợi nhuận thưởng công khai cho người đó, đảm bảo cho thu nhập của họ.
Xin cám ơn ông!
Xuân Thảo(thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trước 15/8 phải có giải pháp xử lý, đôn đốc giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- ·Hạ thủy thành công đường ống nước sạch dưới lòng sông Đuống
- ·VPCP, JICA ký biên bản về cải thiện môi trường kinh doanh
- ·KBNN Lào Cai: Chặt chẽ trong kiểm soát chi
- ·Hải Dương đề nghị các tỉnh, thành tạo tạo điều kiện thông thương hàng hóa
- ·Tạo đột phá trong giám sát giao dịch chứng khoán
- ·Làm thế nào để biết đàn ông 'bắt cá hai tay'?
- ·Ngăn chặn việc kinh doanh các đồ chơi Trung thu có tính bạo lực
- ·Chính sách tín dụng xanh mang lại cơ hội phát triển bền vững
- ·Phát triển bền vững tài nguyên vùng bờ
- ·Cuộc họp lần thứ 56 của Ủy ban Đo lường Pháp định quốc tế
- ·6 lý do nên ăn chậm
- ·Thăm, động viên gia đình nạn nhân bị tai nạn giao thông
- ·Xóa nhà tạm: Khánh Hòa tiếp nhận hơn 68 tỷ đồng đóng góp vì người nghèo
- ·Nhật Bản thử nghiệm thuốc có khả năng vô hiệu hóa COVID
- ·Cuộc thi viết về trường học hạnh phúc để các em chia sẻ cảm nghĩ về nhà trường
- ·Chăm lo cho người nghèo dịp Tết Nguyên đán Xuân Ất Tỵ 2025
- ·Chàng trai kết hôn với chủ nhà hơn 20 tuổi gây tranh cãi
- ·Karahomes tin cậy trong thông tin, chuyên nghiệp trong tư vấn
- ·Mỗi kỉ vật là món quà quý giá cho thân nhân của cán bộ đi B