【thứ hạng của kashima antlers】Thay đổi tư duy và cách tiếp cận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghệ thông tin - “chìa khóa” thực hiện mục tiêu cải cách,đổitưduyvàcáchtiếpcậnvềcôngnghiệphóahiệnđạihóthứ hạng của kashima antlers hiện đại hóa hải quan | |
Cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan: Ghi nhận nhiều cách làm hay, sáng tạo | |
Hiện đại hóa phương thức quản lý nhà nước tại cửa khẩu đường bộ và cảng biển |
Quang cảnh hội nghị. |
Nội lực còn yếu
Phát biểu tại hội thảo “Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 9/11, Phó Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, từ một quốc gia kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, đến nay Việt Nam đã thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, vị thế trên trường quốc tế ngày càng cải thiện và được đánh giá cao.
Cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu các ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành khai khoáng, tăng nhanh tỷ trọng ngành chế biến, chế tạo; một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, chiếm vị trí vững chắc trên thị trường thế giới; năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp tăng lên.
Theo UNIDO, xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp Việt Nam tăng từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2019, phát triển công nghiệp từng bước đi vào chiều sâu.
Tuy vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn chậm, năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp, việc tạo nền tảng để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực.
Một trong những điểm nghẽn của ngành công nghiệp Việt Nam được Bộ Công Thương chỉ ra là nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong nước chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra trong nước còn thấp, nền công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phụ tùng linh kiện, nguyên liệu nhập khẩu…).
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, nguồn nhân lực công nghiệp còn yếu kém với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, thiếu tính liên kết giữa khu vực sản xuất với các cơ sở đào tạo, đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp công nghiệp còn thiếu kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, trình độ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp trong nước còn thấp.
Trong khi đó, nguồn lực xã hội chưa tập trung nhiều đầu tư vào sản xuất. Bản chất của khu vực sản xuất đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn dài hạn, trong khi nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất rất hạn chế do thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận biên kém hấp dẫn so với đầu tư vào lĩnh vực khác như bất động sản, tài chính.
Nguyên nhân của thực trạng trên được chỉ ra là thiếu khung pháp lý, cơ chế chính sách; thiếu tính liên kết giữa khu vực doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường thế giới; thiếu tính định hướng về phân bổ nguồn lực xã hội.
Phân bổ sử dụng nguồn lực hợp lý
Trước những thực trạng trên, ông Nguyễn Đức Hiển cho rằng, vấn đề đặt ra là Việt Nam cần nhận diện được bối cảnh và các xu thế lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay để có những tư duy và tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
“Có nhiều vấn đề lớn đặt ra như: việc phục hồi kinh tế sau đại dịch; yêu cầu bảo đảm độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế; về xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh. Theo đó, cách thức để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực cũng phải thay đổi khi Việt Nam tham gia các FTA. Ngoài ra, việc ứng dụng những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam nếu chúng ta quyết tâm đổi mới tư duy và xây dựng được chiến lược phát triển rút ngắn phù hợp”, ông Nguyễn Đức hiển nhấn mạnh.
Định hướng trong thời gian tới, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cần hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật làm nền tảng, tạo động lực phát triển công nghiệp và thay đổi tư duy, hướng tiếp cận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với đó, cần phân bổ, sử dụng hợp lý nguồn lực để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trên nguyên tắc dựa trên lợi thế của đất nước, hình thành chuỗi cung ứng trong nước; nâng cao năng lực, tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng.
Đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh.
Khảo sát của Bộ Công Thương về mức độ sẵn sàng của các ngành công nghiệp Việt Nam trước Cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy, với thang điểm 5, hầu hết các ngành đều có điểm số dưới 2,5 ở tất cả các khía cạnh. Quá trình chuyển đổi trong 3 năm vừa qua tương đối chậm chạp, ít thay đổi do nguồn lực, nội lực của các doanh nghiệp còn hạn chế, các chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa nhiều. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bà nội già yếu khẩn cầu bạn đọc giúp hai cháu mắc bệnh tan máu bẩm sinh
- ·AI tạo sinh đứng đầu danh sách ưu tiên đầu tư của các CEO trên toàn cầu
- ·Châu Âu mở ‘mặt trận’ công nghệ nhằm vào Trung Quốc
- ·Ninh Thuận triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo thông tin
- ·Xúc cảm bất ngờ từ câu chuyện của thầy giáo Danh Văn
- ·iPhone 16 và 16 Pro Max hỗ trợ công nghệ 5G Advanced
- ·Những nông dân ‘công nghệ’ ở Quảng Ninh
- ·Zalo AI Challenge 2023 hút 700 đội thi sau 1 tuần mở cổng đăng ký
- ·Trao hơn 33 triệu đồng đến em Nguyễn Minh Quang bị ung thư xương
- ·Giới trẻ Hà Nội hào hứng trải nghiệm xe tự hành, thiết bị IoT, robot
- ·Khúc ru cội nguồn
- ·Techcombank: Ngân hàng luôn quản lý trái phiếu doanh nghiệp như một khoản vay
- ·Sam Bankman
- ·Ba lưu ý bảo mật khi xây dựng mạng 5G độc lập trong doanh nghiệp
- ·Báo Hàn: Tuyển Việt Nam nắm lợi thế, sao phải lo
- ·Đã có thể đặt trước Oppo Find N3 series ở CellphoneS
- ·TP.HCM sẽ xây dựng hệ thống giám sát thông tin xấu độc
- ·Apple phát hành bản vá bảo mật mở rộng cho các sản phẩm phần mềm
- ·Mẹ nghèo khóc nghẹn vì không có tiền cứu con
- ·Tim Cook bất ngờ thăm Trung Quốc, tìm cách cứu vãn doanh số iPhone 15