【tin chuyển nhượng arsenal 24h】30 DNNN lớn sẽ được quản lý bởi một “siêu ủy ban”
Nội dung dự thảo nghị định cho biết, cơ quan này được thiết kế là đơn vị thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập. Lãnh đạo Ủy ban gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại DN có nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản Nhà nước tại các DN, tập trung nguồn vốn Nhà nước đang đầu tư tại DN. Đồng thời, thực hiện các chủ trương, định hướng về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.
“Siêu ủy ban” này có chức năng quan trọng là đầu tư và quản lý toàn bộ danh mục tài sản, vốn đầu tư của Nhà nước tại các DN nhằm hợp lý hóa danh mục đầu tư, tối đa hóa giá trị tài sản, vốn đầu tư Nhà nước tại các DN…
Về nhiệm vụ, Uỷ ban có nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch 5 năm và hằng năm của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào DN. Thực hiện cơ cấu lại vốn Nhà nước đầu tư tại DN theo phương án được Chính phủ phê duyệt.
Khi phát hiện tình hình hoạt động của DN có dấu hiệu rủi ro, ủy ban này phải cảnh báo kịp thời cho DN. Chỉ đạo DN có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật.
Theo danh sách dự kiến DN và phần vốn Nhà nước tại DN chuyển giao cho cơ quan chuyên trách thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu Nhà nước, tới đây 30 DNNN bao gồm toàn bộ 9 tập đoàn nhà nước và 21 tổng công ty Nhà nước sẽ được điều chuyển về cho “siêu ủy ban” này quản lý.
Cụ thể, về phía các tập đoàn gồm những “ông lớn” như Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Tập đoàn Xăng dầu, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Trong danh sách 21 tổng công ty sẽ chịu sự quản lý của ủy ban này, có các tên tuổi như Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội…
Một cái tên đáng chú ý trong danh sách này là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC – Bộ Tài chính). DN này dự kiến cũng được điều chuyển về trực thuộc Ủy ban và sẽ là đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đầu tư tài chính.
(责任编辑:La liga)
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Nhà phố thương mại Vinhomes Grand Park liên tục gây sốt nhà đầu tư
- ·Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ cần lưu ý gì?
- ·Mỹ miễn thuế pin mặt trời nhập khẩu của Việt Nam do thiếu hụt năng lượng
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Sun Hospitality Group và IHG Hotels & Resorts ký kết hợp tác chiến lược
- ·Nỗ lực bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước
- ·Đi Phan Thiết nhiều lần, nhưng bạn đã check
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Hoa hậu Ngô Phương Lan là Đại sứ thương hiệu Biostime tại Việt Nam
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·VinFast Fadil ưu đãi 40 triệu đồng trong 10 ngày cuối tháng 4
- ·Honor 9A vừa ra mắt ứng dụng công nghệ tiện ích cho người dùng
- ·Sống khỏe tại LUMIÈRE Boulevard với hồ bơi phi thuyền chuẩn quốc tế
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- ·Tín dụng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- ·Doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi số thành công?
- ·PV GAS lần thứ 10 lọt vào “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2022”
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Dính lỗi giảm xóc, loạt xe Toyota Raize tại Việt Nam bị triệu hồi