会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbđ đưc】Tiếp tục điều chỉnh Lễ hội đền Gióng!

【kqbđ đưc】Tiếp tục điều chỉnh Lễ hội đền Gióng

时间:2024-12-23 11:48:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:689次

Vì hành động cướp lộc vẫn diễn ra chưa được đẹp mắt,ếptụcđiềuchỉnhLễhộiđềnGiókqbđ đưc Bộ VHTT&DL sẽ tiếp tục lấy ý kiến của các chuyên gia và điều chỉnh Lễ hội Đền Gióng cho phù hợp.

Ngày 2/2, lễ hội chùa Hương (Huyện Mỹ Đức, Hà Nội) và lễ hội đền Gióng (Huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cùng khai hội. Đáng chú ý là cả hai lễ hội đều có hiện tượng chen lấn, tranh cướp lộc. Ở Hội Gióng, nhiều người xông vào cướp bằng được hoa tre. Còn ở Lễ hội Chùa Hương, 'biển người' lao vào nhau để được nhận chiếc vòng chỉ đỏ có gắn ngọc in chìm tượng phật bên trong do sư thầy phát tặng.

{ keywords}
Tranh cướp hoa tre ở Hội Gióng

Theo bà Trịnh Thị Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTT&DL, bà khá bất ngờ về việc sư thầy phát lộc cho khách thập phương. "Mọi năm vẫn có việc phát lộc nhưng nó ở phạm vi trong chùa, không ra ngoài không gian lễ hội như vậy. Việc này không nằm trong kịch bản của Lễ hội chùa Hương. Hành vi tung lộc như thế là không được", bà Thuỷ cho biết.

Theo bà Trịnh Thị Thuỷ, Cục ngay lập tức đã có chỉ đạo về Sở VHTT để yêu cầu làm rõ, chấn chỉnh hoạt động này. Người đứng đầu Cục Văn hoá cơ sở cho hay, năm nào cũng vậy, bắt đầu từ trong Tết, tháng 10 trở đi là Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã có văn bản chỉ đạo các địa phương về việc tổ chức lễ hội. Hội Gióng cũng là một ví dụ điển hỉnh bởi bản thân Lễ hội này là cướp lộc (cướp hoa tre). Và để việc cướp lộc như thế nào để không xảy ra bạo lực, Bộ đã chỉ đạo rất rõ ràng. Tuy nhiên khi thực hành vẫn có những tình trạng tranh cướp không được lòng dư luận.

"Hành vi như thế là không được. Để hay là bỏ Lễ hội Gióng cũng được đưa ra trong các buổi họp trước đây. Đây là Lễ hội được công nhận, tục cướp hoa tre thì có từ lâu đời. Đã là cướp thì ai cũng muốn cướp cho bằng được lộc. Tuy nhiên tới đây, Bộ VHTT&DL sẽ tiếp tục lấy ý kiến nhân dân và các nhà nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa. Mỗi mùa lễ hội có bất cập thì mình lại tiếp tục điều chỉnh, bao giờ phù hợp thì thôi", bà Thuỷ cho hay.

{ keywords}
Tranh lộc ở Chùa Hương. Ảnh: Zing

Khi phóng viên đề cập tới việc Bộ VHTT&DL đã từng thông báo rộng rãi việc chấm điểm địa phương tổ chức lễ hội nếu điểm thấp quá là không cho tổ chức nữa. Năm nay, Bộ có làm quyết liệt việc này không?

Bà Trịnh Thị Thuỷ cho hay: "Việc để hay bỏ lễ hội hoàn toàn do địa phương chủ động. Khi mà lễ hội xảy ra tình trạng không phù hợp, không văn minh, có yếu tố bạo lực thì địa phương có quyền cho tổ chức hay không cho tổ chức nữa. Năm 2016, các địa phương cũng làm công tác đánh giá hoạt động và chấm điểm cho việc tổ chức lễ hội ở địa phương mình. Bộ VH thì vẫn đưa các tiêu chí và địa phương đánh giá theo tiêu chí đó".

Nhưng để địa phương đánh giá thì e không khách quan- phóng viên hỏi? Bà Thuỷ cho biết: "Địa phương đánh giá chỉ là một kênh, còn Bộ và các cơ quan độc lập khác, cả báo chí, truyền thông và đường dây nóng của Bộ về lễ hội cũng là một kênh để từ đó Bộ có những quyết định chỉ đạo của mình. Không chỉ đi kiểm tra trong khi lễ hội diễn ra mà ngay từ trước Tết, thanh tra Bộ đã lập các đoàn công tác đi thanh tra khâu chuẩn bị của các địa phương. Cái gì chưa được phải rút kinh nghiệm, còn cái gì tốt sẽ tiếp tục phát huy".

Hà Nội tăng cường quản lý lễ hội sau vụ việc ở chùa Hương 

Chiều 3/2/2017, Sở VHTT Hà Nội đã ra văn bản về việc tăng cường công tác quản lý lễ hội năm 2017 sau lùm xùm ở Chùa Hương và Hội Gióng ngày khai hội.

Văn bản của Sở VHTT Hà Nội nêu rõ, đầu xuân Đinh Dậu 2017, trên địa bàn thành phố đã diễn ra nhiều lễ hội lớn, về cơ bản các địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp trong quản lý và tổ chức vì vậy, các lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn, trật tự, đúng quy định. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, nắm tình hình và phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, tại một số địa phương, công tác quản lý, tổ chức lễ hội còn chưa tốt, các hiện tượng như đổi tiền mệnh giá nhỏ hưởng chênh lệch, chen lấn, xô đẩy trong lễ hội vẫn còn diễn ra, việc bố trí người thu dọn rác thải còn thiếu dẫn đến việc thu gom chưa kịp thời. 

{ keywords}
Hình ảnh tại chùa Hương. Ảnh: Zing 

Sở VHTT đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai tốt một số nhiệm vụ như: Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo tổ chức lễ hội; kịp thời giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh, tồn tại diễn ra trong lễ hội. Xây dựng kế hoạch chi tiết, đảm bảo an toàn cho các hoạt động diễn ra tại lễ hội. Đối với các lễ hội có tổ chức đoàn rước qua sông, đề nghị các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức phân luồng, tuyến tàu thuyền qua sông đảm bảo không xảy ra ùn tắc, va chạm, bố trí đầy đủ phao cứu sinh, xuồng cứu hộ, lực lượng cứu hộ, cứu nạn thường trực trong quá trình tổ chức. 

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các loại thực phẩm, hàng ăn uống được bán tại nơi diễn ra lễ hội. Đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, bố trí lực lượng thu gom rác thải kịp thời, xử lý triệt để các hiện tượng lợi dụng lễ hội để kinh doanh trái phép. 

T.Lê

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Giả làm nhân viên ngân hàng để cưa gái cho dễ
  • Chiêu trò lừa đảo bủa vây tân sinh viên, các trường liên tục ra cảnh báo
  • Vị vua nào tại vị lâu nhất lịch sử Việt?
  • Học sinh Hà Nội chưa đi học trở lại nếu trường không đủ an toàn sau bão Yagi
  • Rớt nước mắt cảnh cụ bà run rẩy cầm bát cơm chờ tin con trai mất tích
  • Một trường chuyên có 4 học sinh cùng giành huy chương Olympic Tin học quốc tế
  • Thêm một trường đại học tổ chức kỳ thi riêng từ 2025
  • Bộ GD&ĐT yêu cầu không tổ chức khai giảng ở những nơi mưa lớn do bão Yagi
推荐内容
  • Con sắp mù rồi xin hãy cứu con!
  • Trưởng phòng GD&ĐT TP Quảng Ngãi bị tung tin nhận tiền 'chạy trường'
  • 7 trường đầu tiên chốt điểm chuẩn xét bổ sung, ngành cao nhất tăng 9,5 điểm
  • Giá phòng trọ tăng bất chấp quy luật, tân sinh viên đổ xô xin ở ký túc xá
  • Mẹ tôi ngoại tình rồi lừa cho bố 'đổ vỏ'
  • Vị vua nào tại vị lâu nhất lịch sử Việt?