【bong dalu fun】TP.HCM: Tín dụng ưu đãi đưa ngân hàng và DN xích lại gần nhau
Lãi suất ổn định
TheíndụngưuđãiđưangânhàngvàDNxíchlạigầbong dalu funo báo cáo của NHNN chi nhánh TP.HCM, đến 30/6, vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 1,857 triệu tỷ đồng, tăng 4,5% so với cuối năm 2016 và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; dư nợ tín dụng ước đạt 1,621 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2016 và tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh hơn tốc độ huy động vốn, nhưng tỷ lệ sử dụng vốn vẫn đảm bảo, hiện ở mức 87,3% (cuối năm 2016 tỷ lệ này là 82,9%).
Về lãi suất, thống kê của chi nhánh NHNN TP.HCM cho thấy, lãi suất huy động tăng nhẹ 0,03-0,44% so với cuối năm 2016 tùy kỳ hạn. Hiện lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng được các NHTM áp dụng phổ biến ở mức 4,8-5,3%; mức 5,3-6,9% đối với kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng và mức 6,6-7,5% đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Mức lãi suất huy động cao nhất của các NHTM CP có hội sở chính tại TP.HCM là 8,2%/năm, áp dụng đối với kỳ hạn trên 12 tháng đến 24 tháng. Lãi suất cho vay cũng có mức tăng nhẹ so với cuối năm 2016, mức tăng từ 0,03-0,77%/năm.
Cụ thể, đối với 5 nhóm, lĩnh vực ưu tiên, các NHTM áp dụng lãi suất phổ biến ở mức 6-7%/năm. Đối với sản xuất kinh doanh thông thường, lãi suất được áp dụng ở mức 6,8-9,3%/năm với cho vay ngắn hạn và 8,7-10%/năm với vay trung, dài hạn.
Số liệu của NHNN chi nhánh TP.HCM cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2017, tổng tăng trưởng tín dụng trên địa bàn đạt 134.781 tỷ đồng. Trong đó, phần tăng trưởng vào bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng chỉ khoảng 25.000 tỷ đồng, chiếm 18,5% trong tổng số tăng trưởng.
Như vậy, tăng trưởng tín dụng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất. Cùng với đó, tín dụng bằng ngoại tệ cũng có mức tăng trưởng cao hơn so với tín dụng bằng VND, đạt 10,19% trong 5 tháng đầu năm 2017, trong khi tín dụng bằng VND chỉ tăng 9,04%. Theo NHNN chi nhánh TP.HCM, chính sách tiếp tục cho vay vốn đối với DN xuất khẩu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ DN xuất khẩu tăng trưởng và phát triển chính là yếu tố chính tác động đến diễn biến này.
Hiệu quả từ nhiều chương trình tín dụng
Từ đầu năm đến nay, hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.HCM tiếp tục thực hiện tốt các chương trình tín dụng của Chính phủ, NHTW và UBND TP.HCM. Kết quả, đến cuối tháng 5/2017, dư nợ cho vay 5 nhóm, lĩnh vực ưu tiên đạt 148.692 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cuối năm 2016. Trong đó, dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 22.989 tỷ đồng; dư nợ cho vay DN xuất khẩu đạt 24.335 tỷ đồng; dư nợ cho vay DN nhỏ và vừa đạt 90.088 tỷ đồng; dư nợ cho vay ngành công nghiệp hỗ trợ đạt 7.107 tỷ đồng và dư nợ cho vay DN ứng dụng công nghệ cao đạt 173 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay các DN trong KCX-KCN cũng đạt khoảng 117.938 tỷ đồng với 3.254 khách hàng vay vốn, tăng 4,93% so với cuối năm 2016. Các ngân hàng cũng ký kết cho vay đối với 21 dự án kích cầu theo chương trình của UBND TP.HCM với số vốn trên 1.600 tỷ đồng. Dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Thông tư 10/2015/TT-NHNN cũng đạt khoảng 73.398 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2016.
Đặc biệt, trong Chương trình kết nối ngân hàng – DN, các ngân hàng đã cho vay DN, hộ sản xuất kinh doanh đạt 124.327 tỷ đồng cho 4.138 khách hàng trong 5 tháng đầu năm 2017. Đáng chú ý, chương trình đã tập trung vào các lĩnh vực cho vay đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, cho vay đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên, cho vay hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao, cho vay gắn với việc thực hiện 7 chương trình đột phá của thành phố.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, chương trình đã mang lại ý nghĩa rất lớn và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Cụ thể, thông qua chương trình, các DN tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, mang lại hiệu quả lớn cho DN trong quá trình mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh nhờ tiết giảm chi phí đầu vào. Đây là hiệu quả trực tiếp và được cộng đồng DN đánh giá cao. Chương trình cũng gắn kết và mở rộng mối quan hệ đồng hành DN – ngân hàng, thúc đẩy mối quan hệ này phát triển và tạo động lực phát triển toàn bộ nền kinh tế.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chính phủ đồng ý mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer
- ·DN tự quyết mức chi hoa hồng bán vé đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế
- ·Xu hướng denim năm 2025
- ·VietinBank phát hành trái phiếu với lãi suất hấp dẫn
- ·Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần
- ·[Infographic] Chỉ số nộp thuế của Việt Nam tăng 81 bậc
- ·Quảng Ninh: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 vượt 11%
- ·Châu Tấn bị bắt gặp hò hẹn với 'phi công trẻ' kém 13 tuổi
- ·Kit test nhanh Covid
- ·Chỉ số nộp thuế của Việt Nam đang đứng thứ 3 ASEAN
- ·Thiết kế biệt thự tại Long An uy tín, chuyên nghiệp
- ·Bài 1: Thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược
- ·Ngày vì người nghèo 17/10: Cả nước chung tay vì người nghèo
- ·Thêm 1,5 triệu liều vắc
- ·Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Cục Thuế Hà Nội: “Nước rút” hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
- ·Quảng Ninh xúc tiến du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long
- ·'Điểm danh' vấn đề giải trí được phản hồi nhiều nhất năm 2021
- ·Thiết kế biệt thự tại Long An uy tín, chuyên nghiệp
- ·Thời tiết ngày 13/9: Hà Nội nắng đẹp, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng mưa kéo dài