【bongda ketqua】Một mất mát lớn của âm nhạc truyền thống Huế
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đình Vân |
Thầy Nguyễn Đình Vân là nghệ nhân chơi giỏi nhiều nhạc cụ, nhiều thể loại âm nhạc truyền thống Huế, song sở trường của thầy là trống lễ. Xuất thân từ gia đình có truyền thống về âm nhạc ở Huế (cụ thân sinh là nghệ nhân Nguyễn Kế (1921 – 2002) lừng lẫy một thời với tiếng đàn tỳ bà bay bướm, tiếng đàn nguyệt chững chạc). Từ năm 1971, thầy Vân được đưa vào Đại Nội học nhạc với các nghệ nhân âm nhạc cung đình Huế.
Với năng khiếu bẩm sinh, thầy đã nhanh chóng nắm bắt được những tinh hoa của Nhã nhạc Huế, trong đó trống là nhạc cụ chủ chốt, được xem như là chỉ huy của cả dàn nhạc với những đoạn “vào thủ”, “ra vĩ” dìu dắt cả dàn nhạc đi kèm theo nghi lễ. Những bài trống uy nghi, mực thước của cung đình Huế được nghệ nhân Nguyễn Ngọc Phụng chân truyền, qua quá trình luyện tập công phu đến mức lão luyện đã làm nên tên tuổi của thầy Nguyễn Đình Vân. Roi trống của thầy, tiếng “vê” nhẹ nhàng như gió thoảng, lúc thì cuộn trào như sóng vỗ, như mây bay, tiết tấu dồn dập đốc thúc cả dàn nhạc cùng hòa tấu. Giới cổ nhạc Huế ai ai cũng công nhận và kính phục tài đánh trống tuyệt hảo, xuất thần nhưng vẫn rất bài bản, chỉn chu của thầy. Thầy Nguyễn Đình Vân còn được cụ thân sinh là nghệ nhân Nguyễn Kế truyền lại các ngón đàn nguyệt, đàn tỳ bà, nhờ thế thầy cũng trở thành bậc thầy của nghệ thuật âm nhạc thính phòng Huế (ca Huế).
Là người được học hành bài bản, thầy là một thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Nhã nhạc Phú Xuân từ những ngày đầu mới thành lập vào đầu thập niên 1990. Ở đây, thầy đã góp phần phục hồi một số bài bản Nhã nhạc vốn đã bị lãng quên sau nhiều thập kỷ không được trình diễn. Từ đó, góp phần vào việc Nhã nhạc Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thầy cũng được mời giảng dạy ở Trường đại học Nghệ thuật Huế (nay là Học viện Âm nhạc Huế), Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế và các môn sinh tìm đến học riêng. Thầy sẵn sàng truyền lại các bài bản, các bí quyết cho thế hệ sau, nhưng cho đến nay, chưa ai luyện được tiếng trống tuyệt hảo như của thầy.
Là một bậc thầy của âm nhạc truyền thống Huế, thầy Nguyễn Đình Vân được mời tham gia nhiều sự kiện âm nhạc lớn trong và ngoài nước. Thầy đã biểu diễn ở Pháp, Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Luxembourg, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines..., góp phần quảng bá âm nhạc truyền thống Huế ra thế giới. Tiếng trống điêu luyện, tiếng đàn chuẩn mực của thầy đã được thu âm vào các băng đĩa phát hành trong và ngoài nước, trong đó có đĩa CD “Việt Nam – Musiques de Huế” do Nhà Văn hóa Thế giới tại Paris phát hành vào năm 1996 và CD “Việt Nam – Musique bouddhique de Huế” vào năm 1997. Bên cạnh đó, thầy thường xuyên biểu diễn trong các lễ hội ở các đình chùa và tư gia. Những đóng góp của thầy đã được ghi nhận với nhiều bằng khen, như Bằng khen của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2004, Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2016 và Chủ tịch nước cũng đã trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú cho thầy vào năm 2019.
Thường ngày, thầy là người ít nói, nhưng nói câu gì ra là chắc câu đó, chắc như nghề nghiệp mà thầy đang nắm giữ. Học trò như chúng tôi thường xem thầy là từ điển sống, muốn hỏi gì về nhạc truyền thống Huế từ thập niên 1970 đến nay là đến hỏi thầy. Căn bệnh bẩm sinh về thị lực khiến tai thẩm âm của thầy cực kỳ tốt, thầy dồn cuộc sống của mình vào thế giới nội tâm, làm cho tiếng trống của thầy thêm mực thước, tiếng đàn của thầy thêm sâu sắc, giàu tình cảm. Những ngày cuối đời, thầy vẫn đi đánh nhạc lễ trong dân gian, thầy thực lòng chia sẻ rằng, ít có cơ hội chơi ca Huế nên ít được rèn luyện, những ngón đàn tinh tế vì thế dễ bị mai một. Cuộc sống khó khăn oằn trên vai người nghệ nhân ưu tú những nhọc nhằn, lo toan, song thầy vẫn giữ vẹn toàn đạo đức nghề nghiệp chân chính, gìn giữ di sản của ông cha để lại.
Thầy ra đi mang theo một phần tinh túy của nhạc truyền thống Huế. Di sản thầy để lại cho học trò, cho người đời sau cần được tiếp nối, giữ gìn để âm nhạc truyền thống Huế tiếp tục được phát huy, tỏa sáng như tài năng của thầy. Cơn mưa buồn mùa đông xứ Huế ngậm ngùi tiễn đưa thầy. Giới cổ nhạc Huế luôn giữ trong ký ức hình bóng người thầy ưu tú, tài hoa, đức độ. Âm nhạc của thầy lưu giữ trong các viện bảo tàng, kho lưu trữ trên thế giới hay lan truyền trên internet sẽ làm cho thầy sống mãi trong lòng các thế hệ mai sau.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hà Nội đồng hành cùng Bệnh viện Bạch Mai dập dịch Covid
- ·Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng ở Tây Ban Nha ?
- ·Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
- ·Hà Nội: Gần 89.000 thí sinh làm thủ tục dự thi vào lớp 10
- ·Hà Nội tiếp tục dừng hoạt động bar, karaoke và rà soát chặt người về từ Đà Nẵng
- ·Thủ tướng Singapore khoe ảnh chợp mắt trên Facebook
- ·Thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 39 tỷ USD vào năm 2025
- ·Mỹ tiếp tục đánh vào kinh tế Triều Tiên
- ·Bộ Y tế xem xét cấp số đăng ký thuốc Molnupiravir điều trị Covid
- ·Thất bại ở Trung Đông nhưng IS vẫn chưa “chết”
- ·Hà Nội: Chi gần 900 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ giảm 50% học phí năm học mới
- ·PGS,TS Ngô Trí Long: Ngành Công Thương đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
- ·Tổng thống Cộng hòa Pháp thăm Việt Nam
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 89 phát hành ngày 26/7/2020
- ·Giá vàng hôm nay 20/10: USD ồ ạt tăng giá, vàng lao xuống dốc
- ·WB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 dự kiến 6%
- ·Rà soát, kiểm tra tình hình nhập khẩu ô tô theo diện quà biếu, tặng
- ·Chính thức chuyển quản lý giá sữa về Bộ Công thương
- ·Thắt chặt kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết Canh Tý ở Hà Nội
- ·Chủ tịch nước Trần Đại Quang lên đường thăm chính thức Belarus