会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá nữ việt nam】Loay hoay chống vi phạm sở hữu trí tuệ!

【kết quả bóng đá nữ việt nam】Loay hoay chống vi phạm sở hữu trí tuệ

时间:2024-12-23 14:34:04 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:144次

loay hoay chong vi pham so huu tri tue

Hải quan Hải Phòng phát hiện lô hàng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày 6/7/2017. Ảnh: Quang Hùng​​​.

Chế tài nhẹ,ốngviphạmsởhữutrítuệkết quả bóng đá nữ việt nam DN ngại ngần

Kết quả khảo sát 350 DN trong năm 2016 chủ yếu là DN nhỏ và siêu nhỏ ở khu vực Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Nội cho thấy: Trong 350 DN, có 208 DN quan tâm đến bảo vệ thương hiệu, nhưng tỷ lệ DN thực hiện bằng hành vi rất nhỏ. Cụ thể, có 18/208 DN đã và đang xác lập quyền. 1/18 DN có đăng ký kiểu dáng công nghiệp; 17/18 DN chỉ đăng ký nhãn hiệu.

Đứng từ góc độ DN kinh doanh dịch vụ đại diện SHTT, ông Nguyễn Vũ Quân, Công ty TNHH Tầm nhìn và Liên danh, Hội SHTT Việt Nam đánh giá: Thời gian qua, những nỗ lực trong chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT của cơ quan thực thi đã đạt được những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực tế, còn một số tồn tại cần khắc phục, xuất phát từ hệ thống thực thi, từ đối tượng vi phạm và cả từ chủ thể quyền.

Cụ thể, hệ thống thực thi quyền SHTT tại Việt Nam đưa ra 3 biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT gồm: Dân sự, hành chính và hình sự. Trong đó, hành chính là biện pháp được sử dụng nhiều nhất vì ít tốn kém, nhanh gọn. Tuy nhiên, mức xử phạt nhẹ, chưa đủ tính răn đe. Ông Quân lấy ví dụ, với hành vi sản xuất thuốc xâm phạm quyền sáng chế, quy mô lớn, sản phẩm bán trên toàn quốc, mức phạt tối đa chỉ là 500 triệu đồng. Lợi nhuận thu được rất lớn so với mức phạt. Bên cạnh đó, lực lượng thực thi còn thiếu, chuyên môn chưa cao, lúng túng trong xử lý; tình trạng xử lý xâm phạm bị kéo dài khi có tranh chấp về quyền SHTT hoặc quyền SHTT bị yêu cầu hủy bỏ hiệu lực… Theo ông Quân, để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT, cả biện pháp dân sự và hình sự đều ít được sử dụng, trong đó hình sự ít được sử dụng nhất. Với biện pháp hình sự, việc chứng minh lỗi cố ý hết sức khó khăn (đối tượng cố ý buôn bán hàng giả nhưng khi bị bắt và điều tra lại khai không biết đó là hàng giả. Do thiếu yếu tố cấu thành tội nên phải xử lý hành chính).

Liên quan tới vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Thương hiệu, Trường Đại học Thương mại nhấn mạnh: Ở Việt Nam, không có mặt hàng gì không tìm thấy hàng giả. Đáng chú ý, hiện nay đang phát sinh tình trạng xâm phạm SHTT là xâm phạm tên miền, kinh doanh hàng giả qua mạng… rất khó kiểm soát. Tồn tại điều này là bởi các vi phạm chủ yếu đang được xử lý bằng biện pháp hành chính. Những hành vi xâm phạm SHTT, tới hơn 98% đang xử lý bằng biện pháp hành chính, chỉ trên 1% xử lý bằng biện pháp tư pháp, thông qua tòa án, vận dụng các công ty luật để xử lý.

“Khung khổ pháp luật còn nhẹ, chế tài chưa đủ mạnh. Đây là vướng mắc trong thực thi. Cơ quan xử lý hành chính không có đủ nhân lực để đi xử lý, phải tư pháp hóa. Ở nước ngoài, vấn đề này được tư pháp hóa rất mạnh”, ông Thịnh nói.

Ngoài những hạn chế nêu trên, khó khăn, thách thức trong chống hàng giả, vi phạm SHTT còn xuất phát từ sự ngần ngại, bất hợp tác của chính DN. Ông Nguyễn Phương Minh, Phó phòng Thực thi giải quyết khiếu nại, Cục SHTT, Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay: “Một số chủ DN e ngại, có ý sống chung với hàng giả. Khi cơ quan chức năng gọi lên hợp tác để xác minh thì rất ít khi hợp tác, có khi gọi 5-6 lần, DN cũng không lên”.

Đồng tình quan điểm này, ông Thịnh phân tích rõ hơn: Thực tế, có nhiều DN ngại hợp tác với cơ quan chức năng trong chống hàng giả bởi khi công bố sản phẩm của DN có hàng giả có thể gây ảnh hưởng tới uy tín, hàng hóa khiến DN bị người tiêu dùng tẩy chay. Đáng chú ý, có trường hợp, sau khi DN hợp tác với cơ quan chức năng chỉ rõ sự khác biệt, cách nhận biết hàng thật với hàng giả thì hàng giả được làm những lần sau ngày càng tinh vi, giống hàng thật hơn.

DN cần xác lập quyền

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh: Việt Nam tham gia nhiều công ước về SHTT nhưng nghịch lý là Việt Nam lại xếp hạng “bét” trong câu chuyện bảo vệ quyền SHTT. Hiện nay, khi Việt Nam tham gia nhiều FTA, nhất là FTA Việt Nam-EU hay Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cam kết về SHTT rất cao. “Câu chuyện chống hàng giả, bảo vệ quyền SHTT không đơn thuần là vấn đề thật-giả mà là cách thức làm ăn, làm chộp giật hay bài bản nghiêm túc; là câu chuyện về cạnh tranh sáng tạo, niềm tin vào DN Việt Nam và uy tín của Việt Nam. Vấn đề lan tỏa, cạnh tranh công bằng lớn hơn nhiều câu chuyện chỉ đi xử lý vi phạm. Tôi cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên hai cái. Thứ nhất là sức khỏe, an toàn cho con người. Thứ hai là Việt Nam cần chuyển sang giai đoạn phát triển mới với nhiều sáng tạo, năng suất hơn”, chuyên gia Võ Trí Thành nói.

Đồng tình với cái nhìn bao quát của chuyên gia Võ Trí Thành, ông Nguyễn Quốc Thịnh nêu quan điểm: Bên cạnh khắc phục những điểm hạn chế đang hiện hữu, để chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, DN cần lưu ý xác lập quyền. Hiện nay có hai quy tắc trong xác lập quyền SHTT. Một là ưu tiên người xác lập trước và hai là ưu tiên người nào sử dụng trước. Ở nhiều quốc gia và ở Việt Nam, ai đăng ký trước sẽ được ưu tiên, chậm chân là thua.

Ngoài ra, mỗi DN có nhiều tài sản trí tuệ như những bí mật kinh doanh, danh mục khách hàng, hệ thống thông tin khách hàng, bí quyết tiếp cận thị trường, hệ thống phân phối… Hiện nay, gần 90% DN được khảo sát không nhận diện được tài sản trí tuệ và không có biện pháp bảo vệ. Điều này rất đáng tiếc. Muốn bảo vệ tài sản trí tuệ không cần làm thủ tục xác lập quyền. Theo Luật SHTT, DN sẽ tự động được bảo vệ nhưng với điều kiện DN phải áp dụng biện pháp bảo mật, tài sản như phải đóng dấu mật, có quy chế bảo mật. Làm vậy, sau này khi DN bị xâm phạm mới có thể xử lý được. Ngay trước mắt, DN cũng cần gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu, công bố công khai chính thức điểm bán, rà soát hệ thống phân phối để người tiêu dùng tin tưởng hơn vào sản phẩm của DN…

Ông Nguyễn Phương Minh, Phó Phòng Thực thi giải quyết khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ: Hàng ra thị trường 1 tháng đã có hàng giả

Báo cáo của cơ quan thực thi cũng như các vụ việc đã được gửi đến Cục SHTT đề nghị cung cấp ý kiến chuyên môn cho thấy: Tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm SHTT diễn ra ngày càng phức tạp. Các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm SHTT xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và XNK, với mọi loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng thông thường đến hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa có chức năng quan trọng như thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm chức năng… Hàng giả, hàng nhái không chỉ sản xuất ở Việt Nam mà còn sản xuất ở nước ngoài đưa về Việt Nam tiêu thụ. Họ sang nước ngoài đặt chỉ trong vòng 1 tuần là có hàng trăm nghìn sản phẩm nhái đem về bán. DN than phiền, hàng hóa của họ chỉ mới ra thị trường trong 1 tháng là đã có hàng giả.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Tính khí thất thường, anh ấy có bỏ em?
  • Nhà đầu tư châu Âu nóng lòng mua điện tái tạo trực tiếp không qua EVN
  • Không gian mới, động lực mới đưa Hà Giang phát triển toàn diện
  • Điểm tựa cho những hoàn cảnh không may mắn trong cuộc sống
  • Lấy chồng đại gia, gái quê bị mẹ chồng ghẻ lạnh
  • Phường Tân Định, TX.Bến Cát: Bàn giao sửa chữa nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
  • Ðề nghị đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa
  • Hé lộ đề xuất đầu mối triển khai đầu tư Dự án Cảng hàng không Biên Hòa
推荐内容
  • Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 6/2014
  • Apple chuyển hướng sản xuất khỏi Trung Quốc, có thể tập trung sang Ấn Độ và Việt Nam
  • Đồng Nai xác định dư địa phát triển mới cần khai thác
  • Ông Võ Văn Đức, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Dương: Từ ngày 10
  • Người đàn ông hai lần tự tử vì không có tiền chữa bệnh cầu cứu
  • TP.Thủ Dầu Một: Phát huy hiệu quả mô hình “Tổ Liên gia phòng cháy chữa cháy”