【tỷ số uzbekistan】Tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật
Phát biểu kết luận phiên chất vấn ngày 15/8,ăngcườngkiểmsoátquyềnlựcphòngchốngthamnhũngtrongxâydựngphápluậtỷ số uzbekistan Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, phiên chất vấn đối với lĩnh vực tư pháp và nông nghiệp & phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã kết thúc tốt đẹp. Qua các báo cáo cũng như diễn biến của phiên chất vấn và tình hình thực tiễn, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội lưu ý một số nội dung.
Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm trong xây dựng pháp luật
Trong đó, về lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thời gian qua, ngành Tư pháp và Bộ Tư pháp đã đạt được nhiều kết quả khá toàn diện và quan trọng.
Đáng chú ý, từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, Bộ Tư pháp đã có sự chuẩn bị kỹ hơn và có đổi mới cách thức tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua các Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm, bám sát Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của UBTVQH và các quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Công tác thẩm định các dự án luật, nghị quyết của Bộ Tư pháp có nền nếp, trách nhiệm và có chất lượng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Tư pháp vẫn còn những hạn chế, như việc bổ sung các dự án vào Chương trình xây dựng pháp luật không theo chương trình tổng thể có chiều hướng tăng lên, hoặc đề nghị sát thời điểm tổ chức kỳ họp của Quốc hội và phiên họp của UBTVQH.
Một số dự án chưa được nghiên cứu kỹ về phạm vi điều chỉnh, tác động của chính sách nên chưa được xem xét bổ sung vào chương trình; có dự án phải chuyển từ 2 kỳ thành 3 kỳ. Chất lượng một số dự án luật chưa cao, còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo hoặc quy định không rõ ràng, khó cho tổ chức thi hành; còn tình trạng Chính phủ đã thống nhất trình dự án luật, nhưng vẫn còn ý kiến rất khác nhau giữa một số bộ, thành viên của Chính phủ. Tuổi thọ của một số nghị định, thông tư rất ngắn, vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung.
Qua phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Bộ trưởng có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp đề ra.
Trong đó, với công tác lập và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.
Tập trung khắc phục cơ bản tình trạng chậm hồ sơ, đề xuất xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội không phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhất là việc thực hiện chủ trương thí điểm những nội dung khác luật, những đề xuất một luật sửa đổi, bổ sung nhiều luật chưa được lý giải thuyết phục sự cần thiết và chưa đánh giá kỹ tác động. Kiên quyết không đề nghị bổ sung dự án luật và dự thảo nghị quyết vào chương trình ở thời điểm sát kỳ họp Quốc hội, trừ trường hợp thực sự cần thiết, cấp bách đã có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu kiên quyết chấm dứt tình trạng sử dụng hình thức văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật (như một số loại nghị quyết, chỉ thị, công văn, công điện, văn bản chỉ đạo, điều hành…) để đề ra các quy định pháp luật, nhất là các nội dung có tính quy phạm pháp luật khác với quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. |
Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết. Khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng, chậm ban hành hoặc văn bản quy định chi tiết việc ban hành đã phải sửa đổi do không phù hợp với thực tiễn. Rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ, kịp thời, có chất lượng các văn bản hướng dẫn các luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ khóa XV, báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về nội dung này vào cuối tháng 8/2023.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, phòng ngừa, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong một bộ phận công chức pháp chế, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác xây dựng pháp luật.
Ngành Nông nghiệp đối mặt nhiều khó khăn, thách thức
Về lĩnh vực thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quốc hội đánh giá ngành Nông nghiệp có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là trong các điều kiện khó khăn. Các cân đối cung - cầu, an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm vững chắc; nguồn cung, sản lượng lúa gạo, thịt, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ năm trước đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại hội trường chiều 15/8. |
Trong 7 tháng đầu năm nay, tuy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có sụt giảm, nhưng đã tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm mặt hàng có lợi thế, trong đó có 4 mặt hàng (rau quả, gạo, cà phê, hạt điều) có kim ngạch xuất khẩu vượt trội so với cùng kỳ năm trước.
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành liên quan, địa phương đã ban hành nhiều văn bản theo thẩm quyền để hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, quy định của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, tạo cơ sở pháp lý để phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và phù hợp với các thông lệ quốc tế có liên quan…
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, ngành NN&PTNT hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhu cầu thị trường trong nước phục hồi chậm, thị trường nông sản xuất khẩu có nhiều biến động, số lượng đơn hàng giảm, giá vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng, kết nối, điều hòa cung cầu còn bất cập; việc phát triển bền vững nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng còn nhiều thách thức…
Từ các vấn đề đặt ra, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Trong đó, tập trung vào một số vấn đề về: giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông sản; khai thác, bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thủy sản; chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực.
Chất vấn là hình thức giám sát hiệu quảTừ các chất vấn của đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đánh giá nhiều vấn đề tồn tại và đang bức xúc trong xã hội đã kịp thời được xem xét, giải quyết; nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội. Thông qua hoạt động chất vấn còn giúp phát hiện những bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật cũng như nâng cao trách nhiệm của các Bộ trưởng trong việc tìm ra các giải pháp để khắc phục hạn chế, tồn tại; tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát rất có hiệu quả của Quốc hội, UBTVQH. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Fresh Express thu hồi salad gà Caesar vì lo ngại về vi khuẩn Listeria
- ·Cục An toàn thực phẩm yêu cầu dừng bán, sử dụng 1 lô TPCN Babistar ZinC
- ·Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến trong dịp cuối năm
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·Cảnh báo an toàn thực phẩm với bánh trung thu cận date giá siêu rẻ
- ·Việt Nam thành viên tích cực của Tổ chức Năng suất Châu Á
- ·Tạo cầu nối để doanh nghiệp đón đầu xu hướng công nghệ trong ngành thang máy
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Cẩn trọng khi mua sắm trực tuyến trong dịp cuối năm
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Bến Tre: Xử phạt 234 vụ vi phạm kinh doanh hàng hoá trong quý 3 năm 2024
- ·EVNHANOI cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác các cuộc gọi mạo danh
- ·Người dùng Việt cần cảnh giác cuộc tấn công mạng nhắm vào tài khoản Apple ID
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Thu giữ gần 1,4 tấn thịt gà, mỡ heo không rõ nguồn gốc
- ·Tiền Giang: Nhiều hàng hóa vẫn chưa được 'cân, đong, đo, đếm' đủ
- ·Cuối năm lại 'nóng' tình trạng nhập lậu thuốc lá ở nhiều địa phương
- ·Hãy vượt qua cơn “say nắng”
- ·Công an Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn ‘khí cười’ từ nước ngoài về Việt Nam