【lịch thi đấu phap】TP.HCM: Nỗ lực hết mình để đảm bảo sức khỏe cho người dân
Lường trước việc kéo dài thời gian thực hiện Chỉ thị 16 Thông tin tại buổi họp báo chiều 16/7,ỗlựchếtmìnhđểđảmbảosứckhỏechongườidâlịch thi đấu phap ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết, tình hình dịch ở thành phố diễn biến còn phức tạp nên thời điểm hiện tại, chưa xác định được đỉnh dịch và số ca dự báo ở đỉnh dịch là bao nhiêu. Số liệu từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố thu thập được các ngày qua có độ trễ nhất định. Song, số ca dương tính vẫn đang tăng lên. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố và Ban chỉ đạo các cấp vẫn đang tập trung thực hiện, quyết liệt, đồng bộ, triệt để Chỉ thị 16 để đạt được kết quả cao nhất. Theo ông Mãi, TP.HCM đã đưa ra 3 kịch bản dịch bệnh Covid-19 sau 15 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Kịch bản thứ 1, TP.HCM kiểm soát được dịch Covid-19, lúc này sẽ xem xét lại việc thực hiện Chỉ thị 16; có thể là Chỉ thị 16 “trừ” hay Chỉ thị 15 hoặc Chỉ thị 19. Kịch bản thứ 2 là TP.HCM chưa kiểm soát được và dịch vẫn gia tăng, lúc này sẽ tiếp tục chỉ thị 16 một thời gian và có thể thực hiện Chỉ thị 16 “cộng” ở một số địa bàn. Còn kịch bản thứ 3 là dịch bệnh Covid-19 gia tăng mạnh mẽ, thậm chí mất kiểm soát buộc TP phải tính đến tình huống phong tỏa với biện pháp mạnh hơn. “Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đang nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu mong muốn là theo kịch bản thứ 1. Tuy nhiên, trong tình huống dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường thì Thành phố cũng lường trước đến chuyện sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 trong một thời gian nữa”, ông Mãi nói. Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM thông tin thêm, Thành phố đã xây dựng, chuẩn bị kế hoạch cho 3 tình huống trên dựa trên 5 trụ cột chính: giãn cách, điều trị, cách ly, xét nghiệm, và tiêm vắc xin. Ví dụ, nếu trong tình huống thứ 3 thì phương án giãn cách xã hội phải nâng lên mức phong tỏa ở rất nhiều địa bàn; công tác xét nghiệm, tầm soát F0 sẽ tập trung về nguồn lực, lấy mẫu ở địa bàn trọng điểm. Còn về điều trị, khi tình huống xấu hơn như kịch bản 2 hoặc 3 thì sẽ tập trung cho năng lực điều trị vì số ca nặng nhiều hơn; đặc biệt quan tâm đến điều trị hồi sức để hạn chế số ca tử vong. Hiện TP.HCM đã chuẩn bị cơ sở cho tình huống 1.000 ca nặng và sẽ từng bước nâng lên kịch bản 1.200 ca, 1.500 ca và 2.000 ca bệnh nặng, phải hồi sức. Ngoài ra, Thành phố cũng đã chuẩn bị 60.000 giường cho tình huống số ca bệnh tăng nhanh trong những ngày tới. Giám sát F0 hiệu quả Trao đổi về việc cách ly, giám sát F0, F1 tại nhà. Phó Bí thư Thành ủy cho biết, đã ngồi cùng bộ phận hậu cần và ngành y tế để chuẩn bị cho kế hoạch cách ly F1. Trong thời gian tới, F1 tiếp xúc gần sẽ được cách ly và giám sát bằng phần mềm quản lý. Đối với F0, sẽ hình thành cơ chế phối hợp. Theo đó, hầu hết các F0 không có triệu chứng sẽ được giám sát bằng công nghệ, việc này được thực hiện cơ bản tại cộng đồng. “Chỉ có F0 có triệu chứng, có bệnh nền mới chuyển đến các cơ sở điều trị. Đặc biệt, các bệnh nhân Covid-19 nặng sẽ được chuyển lên các cơ sở điều trị tuyến trên”, ông Mãi chia sẻ. Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết thêm, tình hình dịch bệnh kéo dài, số ca F0 tăng nhanh, vì vậy, lực lượng y bác sĩ tại Thành phố phải đảm đương nhiệm vụ nặng nề nên họ đã thấm mệt. Vì vậy, Thành phố đang thu dung điều trị F0 theo tháp 4 tầng. Tầng thứ nhất, là các F0 không triệu chứng sẽ khỏi theo thời gian. Tầng 2, các F0 có triệu chứng nhẹ, chỉ ho, sốt, đau họng. Tầng thứ ba là những người có thêm bệnh nền. Tầng thứ tư là bệnh nhân nặng, phải thở máy, ECMO. Mục tiêu đặt ra là chuẩn bị cơ sở vật chất để điều trị cho các bệnh nhân, nhằm giảm tỷ lệ tử vong. “Số lượng bệnh nhân tăng cao, lực lượng y tế lại quá sức, nhưng Thành phố sẽ nỗ lực hết mình, làm việc trong điều kiện có thể để đảm bảo sức khỏe cho người dân. May mắn, hiện nay dịch ở các tỉnh phía Bắc đã giảm nhiệt, vì vậy, Thành phố được các tỉnh thành chi viện về nguồn nhân lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này”, ông Mãi nói. Trong thời gian tới, TP.HCM sẽ hình thành Trung tâm giám sát và điều trị Covid-19 nhằm phục vụ cho nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nặng Covid-19, mục tiêu giảm tối đa các trường hợp tử vong.Ông Phan Văn Mãi, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vợ đòi li hôn vì chồng thích ... nhậu
- ·Ngày 24/4: Giá sắt thép Trung Quốc tiếp đà giảm sâu, trong nước ổn định
- ·Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tham dự hội nghị không chính thức tại Mỹ
- ·88 mã chứng khoán không được giao dịch ký quỹ trên sàn HoSE
- ·Rắc rối vì chuyển công ty mà vẫn giữ số và sổ bảo hiểm
- ·Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp kiến Quốc vương Brunei Darussalam
- ·Gạo ST25 của Việt Nam tham gia “bữa trưa đặc biệt” ở Văn phòng Nội các Nhật Bản
- ·Kho bạc Nhà nước huy động thêm hơn 4,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ
- ·Chồng bỏ đi, người phụ nữ gồng mình nuôi con ung thư hạch
- ·Ấn Độ siết xuất khẩu gạo làm thị trường gạo châu Á tê liệt
- ·Lập di chúc thế nào mới đúng pháp luật?
- ·Ngày 7/6: Giá dầu thô và gas đồng loạt tăng
- ·Chiến sự Nga
- ·Đề nghị EU từng bước bỏ kiểm soát EO trong mì ăn liền
- ·Xót xa cậu học trò mù xin vay tiền cứu mẹ suy thận
- ·Ngọc Quỳnh, Lương Thanh làm công an trong Biệt dược đen
- ·Sao Việt 17/10/2023: Nhan sắc thật của Vy Oanh, Lã Thanh Huyền 'quấn' chồng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 2
- ·Sống một mình một nhà có được hoãn nghĩa vụ quân sự?
- ·APEC làm sâu sắc quan hệ đối tác để tăng cường tính bền vững và bao trùm