【bang xep hạng y】Theo sát cộng đồng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn về pháp lý
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội điều hành phiên thảo luận thứ nhất về giải quyết một số vấn đề pháp lý về dự án đầu tư có sử dụng đất và giải pháp tháo gỡ. Ảnh VGP |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng PBGDPL Trung ương chủ trì hội nghị. Tại Huế, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng PBGDPL tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng tham dự.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp (DN) làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực phát triển, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề pháp lý cho DN, trọng tâm là những giải pháp thúc đẩy hoàn thiện thể chế pháp luật. Diễn đàn được tổ chức nhằm tạo cầu nối để cơ quan có thẩm quyền và DN lắng nghe tiếng nói của nhau; tiếp tục cùng nhau xác định những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hiện nay và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến DN.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh: Với thông điệp “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN”, diễn đàn này tiếp tục khẳng định cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của DN trong bất cứ hoàn cảnh nào; luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn và chung tay cùng tháo gỡ để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng DN, người dân.
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế |
“Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương, các bộ, ngành, địa phương sẵn sàng đồng hành, theo sát và cùng cộng đồng DN tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng doanh nghiệp gặp phải, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thông thoáng, thuận lợi một cách thực chất” - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh khẳng định.
Tại diễn đàn này, 2 chủ đề chính được cộng đồng DN đặc biệt quan tâm thảo luận: Các vấn đề pháp lý về trình tự, thủ tục các dự án đầu tư có sử dụng đất và giải pháp tháo gỡ; Các vấn đề pháp lý về thuế và giải pháp tháo gỡ. Các đại biểu trao đổi, làm sâu sắc hơn về: Vai trò của thể chế để khuyến khích đổi mới, sáng tạo, khơi thông nguồn lực giúp DN phát triển nhanh và bền vững; thượng tôn pháp luật để tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thuận lợi, an toàn, bình đẳng để DN yên tâm sản xuất, kinh doanh theo pháp luật, tích cực cống hiến, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước; sự tương tác giữa các cơ quan nhà nước với cộng đồng DN để lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề pháp lý phục vụ sự phát triển và bứt phá đi lên; vấn đề thực thi, tuân thủ pháp luật của DN nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc là trước hết và trên hết...
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Kết quả bóng đá Sociedad 0
- ·Hải quan Cà Mau: Thu từ hoạt động KTSTQ đạt 146%
- ·Sôi động phiên chợ cuối năm
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Nghịch lý khi đình làng được công nhận di tích
- ·Thổi bay Brighton, Man City đòi lại ngôi đầu
- ·DN góp ý cho dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Hải quan
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Nhiều cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo, kiểm soát trên 2 sàn niêm yết
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Bế mạc Liên hoan văn nghệ các Câu lạc bộ lần thứ II
- ·Giải mã bức bình phong miếu cây thị làng cổ Phước Tích
- ·Tìm hiểu nghệ thuật Bài chòi dân gian Trung Bộ
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·VRE đạt lợi nhuận sau thuế hơn 2.000 tỷ đồng
- ·Phái sinh: Duy trì sự thận trọng vì có thể điều chỉnh trong phiên
- ·RAL chia cổ tức 30% bằng tiền
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Cổ đông lớn của VC2 bị phạt vì chậm báo cáo khi thay đổi tỷ lệ sở hữu