【đội hình hoffenheim gặp rb leipzig】Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Đánh thức tiềm năng,ốchộithôngquaChươngtrìnhmụctiêuquốcgiavềpháttriểnvănhóđội hình hoffenheim gặp rb leipzig thế mạnh phát triển văn hóa, du lịch Hòa Bình Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa: Cần đánh giá kỹ khả năng bố trí nguồn lực Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Sẽ xây dựng 3-5 trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài |
Trước đó Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Sáng 27/11 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Ảnh: QH |
Trong đó nêu rõ, ngày 01.11.2024, Quốc hội đã thảo luận tại phiên họp toàn thể về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (sau đây viết tắt là Chương trình). Nhìn chung, các vị đại biểu Quốc hội thống nhất cao về chủ trương đầu tư, những nội dung cơ bản của Chương trình và dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư.
Báo cáo về các nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, về mục tiêu đến năm 2030, ở mục tiêu số 2, có ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn về các thiết chế văn hóa cấp tỉnh cần đầu tư xây dựng vì hiện nay các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có đầy đủ hoặc gần đủ 03 loại hình thiết chế như dự thảo Nghị quyết đề ra.
Cụ thể, Trung tâm Văn hóa, bảo tàng và thư viện là ba loại hình thiết chế văn hóa cơ bản mà các địa phương cấp tỉnh cần có để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của Nhân dân. Theo Báo cáo số 217/BC-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến hết tháng 3.2024, cả nước có 66 Trung tâm Văn hóa (63 tỉnh, thành phố có Trung tâm Văn hóa, riêng Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng có 02 Trung tâm Văn hóa), 41 bảo tàng và 54 thư viện cấp tỉnh.
"Như vậy, còn nhiều tỉnh, thành phố chưa có đủ 03 loại hình thiết chế nêu trên, do đó, việc đặt ra mục tiêu đầu tư xây dựng các loại hình thiết chế như dự thảo Nghị quyết là hết sức cần thiết",ông Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ.
Về mục tiêu số 3, báo cáo nêu có ý kiến đề nghị chỉ thực hiện việc tu bổ, tôn tạo đối với di tích đã xuống cấp; có ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá kỹ số liệu, hiện trạng di tích để bảo đảm tính bao quát, tính dự báo đối với các di tích có thể được xếp hạng, nâng hạng.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, mục tiêu của Chương trình là hướng tới việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có việc tu bổ và tôn tạo di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt. Theo đó, đối với các di tích xuống cấp, có nguy cơ hủy hoại sẽ được đầu tư tu bổ, phục hồi; đối với các di tích khác có thể được tôn tạo để tăng cường khả năng sử dụng, khai thác, phát huy giá trị, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, công nghiệp văn hóa.
Hiện nay, nhiều di tích đang trong tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng và chưa có đủ nguồn lực để tu bổ. Vì vậy, đề nghị Chính phủ trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện Chương trình cần rà soát kỹ lưỡng hiện trạng di tích, triển khai việc tu bổ, tôn tạo theo hướng ưu tiên các di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, bảo đảm đầu tư có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phát huy giá trị di tích.
Về mục tiêu số 5, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, có ý kiến cho rằng mục tiêu “thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4” còn chung chung, đề nghị quy định cụ thể hơn để bảo đảm tính khả thi; có ý kiến đề nghị sửa “các đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật” thành “các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và chỉnh lý như sau: “Phấn đấu 100% đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tin học hóa, chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Việc tin học hóa, chuyển đổi số được thực hiện đối với các đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật, bao gồm cả khu vực công và khu vực tư, không chỉ các đơn vị sự nghiệp công lập.
Về mục tiêu số 6, một số ý kiến cho rằng hiện nay, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, nhiều học sinh đang phải học ở các điểm trường, khả năng tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa như mục tiêu đặt ra là khó khả thi, đề nghị tiếp tục cân nhắc về khả năng đạt được của mục tiêu này.
Với tỷ lên 89,77% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Ảnh: TH |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo hướng phấn đấu thực hiện mục tiêu này, bỏ cụm từ “hiệu quả, thường xuyên” để bảo đảm tính khả thi và đề nghị trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, Chính phủ hỗ trợ để học sinh, sinh viên ở các địa bàn có điều kiện khó khăn được tham gia các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa.
Về các Mục tiêu đến năm 2035 trong đó ở mục tiêu số 1, có ý kiến đề nghị điều chỉnh tỷ lệ từ 90% lên 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống… vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng cho phù hợp với mục tiêu đặt ra tại Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; đồng thời, đề nghị địa phương hỗ trợ tổ chức thực hiện hiệu quả để việc giáo dục đạo đức, lối sống, bình đẳng giới, giá trị gia đình trong thời kỳ mới thực sự đi vào cuộc sống.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý như sau: “Phấn đấu 100% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, hệ giá trị gia đình thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã và hỗ trợ thực hiện có hiệu quả”.
Về cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình, báo cáo do ông Nguyễn Đắc Vinh trình bày nêu rõ, có ý kiến thống nhất với cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình và cho rằng quy định này là phù hợp và cần thiết; tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: QH |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình, cần tiếp tục rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện Chương trình hiệu quả.
Nhiều ý kiến nhất trí về chủ trương đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài. Có ý kiến đề nghị không sử dụng nguồn vốn từ Chương trình; cân nhắc, lựa chọn những nước có mối quan hệ văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập. Có ý kiến đề nghị bổ sung cơ chế triển khai thực hiện dự án Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và tránh lãng phí.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ: Việc đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài là phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện Chiến lược văn hóa đối ngoại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội đưa nội dung này là một trong những cơ chế đặc thù trong thực hiện Chương trình. Đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo, tiếp thu ý kiến đại biểu, lựa chọn xây dựng trung tâm theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức, vận hành phù hợp với từng địa bàn, có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và tránh lãng phí.
Về cơ chế quản lý, điều hành và các nội dung thành phần của Chương trình, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, có ý kiến thống nhất quan điểm chung của Đảng, Nhà nước là phân cấp tối đa cho địa phương, giao cho địa phương bố trí nguồn lực phù hợp điều kiện thực tế; đồng thời đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện đúng nguyên tắc này trong quá trình xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa được xem là tin vui với những người đang công tác trong lĩnh vực văn hóa trên cả nước. Chương trình được kỳ vọng sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thúc đẩy xuất khẩu nông sản thực phẩm qua Hội nghị giao thương trực tuyến
- ·Trên 5.300 người cận nghèo chưa tham gia bảo hiểm y tế
- ·Nắn dòng tín dụng: Các ngân hàng phải tự chắt chiu đồng vốn
- ·Tập huấn về văn hoá cơ sở, xây dựng quy ước và công tác gia đình
- ·Bão số 3 (bão Sơn Tinh) hướng miền Trung, cảnh báo lũ quét diện rộng
- ·8 dấu hiệu cảnh báo ung thư
- ·Ukraine kiểm soát một ngôi làng ở Donetsk
- ·Lính Nga lần đầu thu giữ xe tăng bánh lốp AMX
- ·'Siêu dự án' đánh thức bất động sản nghỉ dưỡng Quảng Bình
- ·Xử phạt hơn 300 triệu các sai phạm an toàn thực phẩm trong tháng 4
- ·Thông tin chính thức gây bất ngờ về ‘nước thánh’ của ‘Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ’
- ·Phát hiện vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine ở biên giới Israel
- ·Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay 24/4/2024: VCB và TPBank giá CNY giảm hai chiều; chợ đen cùng xu hướng
- ·8 thực phẩm càng ăn càng mệt
- ·Nhịn ăn sáng – thói quen nguy hiểm ‘chết người’ cần loại bỏ ngay
- ·Mua trả góp thẻ bảo hiểm y tế
- ·Xe buýt đâm vào khe núi ở Mexico, 27 người thiệt mạng
- ·Giá heo hơi hôm nay ngày 23/4/2024: Tăng trên diện rộng
- ·Tháo gỡ khó khăn hoạt động XNK, vận chuyển hàng hóa qua biên giới
- ·Phú Vang: 100% học sinh được khám sức khoẻ