会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng bóng đá đức 2】Chiến tranh Nga!

【bảng xếp hạng bóng đá đức 2】Chiến tranh Nga

时间:2024-12-24 04:27:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:314次
Xung đột Nga – Ukraine: Hai chiều tác động đến doanh nghiệp Việt
Kinh tế Việt Nam không ngoại lệ trước tác động từ cuộc xung đột Nga- Ukraine
Một điểm bán xăng của Petrolimex chuẩn bị điều chỉnh giá. 	Ảnh: Vietnam+
Một điểm bán xăng của Petrolimex chuẩn bị điều chỉnh giá. Ảnh: Vietnam+

Gia tăng áp lực lạm phát

Đánh giá về những ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu khiến giá cả leo thang, áp lực lạm phát gia tăng, trong đó có Việt Nam. Tác động trực tiếp đó là hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nga và Ukraine đang rất khó khăn, chi phí vận chuyển tăng. Bên cạnh đó, Nga và Ukraine đều là những đối tác thương mại truyền thống và quan trọng của Việt Nam tại khu vực Á-Âu. Trong trường hợp xung đột Nga – Ukraine tiếp tục kéo dài, chắc chắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và hai quốc gia này.

Còn theo TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, nền kinh tế Việt Nam đang rất bất lợi. Cụ thể, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine tiếp tục leo thang khiến giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào đang bước vào đợt tăng giá mới. Điều này khiến lạm phát của Việt Nam phải chịu 4 áp lực.

Thứ nhất, giá xăng dầu thế giới tăng cũng đồng nghĩa giá xăng dầu trong nước tăng. Vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh, hay chi phí sinh hoạt của người dân bị đội lên.

Thứ hai, giá xăng dầu thế giới tăng cũng tác động đến nhiều quốc gia khác, trong đó có các quốc gia là đối tác thương mại với Việt Nam.

Thứ ba, Nga còn xuất khẩu rất nhiều các loại hàng hoá khác như niken, titanium, kim loại cơ bản... thậm chí là lúa mì, lương thực và chất dinh dưỡng của phân bón. Chỉ riêng phân bón cũng đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam bởi Việt Nam có sản xuất phân bón nhưng cũng nhập phân bón rất nhiều. Giá phân bón tăng không chỉ tác động đến doanh nghiệp, nền nông nghiệp mà tác động đến cả bà con nông dân.

Thứ tư, theo thống kê của Liên minh châu Âu (EU), chỉ số giá tiêu dùng tại châu Âu tháng 2/2022 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến nhiều quốc gia buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ. Và chính những điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Cũng theo ông Hiếu, từ những vấn đề trên, có thể nhận thấy áp lực lạm phát đang rất nặng. Trong khi đó, Việt Nam đang tiến hành triển khai gói kích thích, phục hồi kinh tế với quy mô lên tới 350.000 tỷ đồng. Giờ đây, cộng thêm các áp lực mới, rủi ro lạm phát càng tăng cao.

Cơ hội kép

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, bên cạnh khó khăn, Việt Nam thậm chí còn có cơ hội kép. Theo đó, khi phương Tây rời Nga, áp dụng các lệnh trừng phạt cấm hoạt động đầu tư thương mại tại Nga sẽ là cơ hội cho Việt Nam để tiến vào thị trường Nga. Nga có thể xoay trục hướng về châu Á và Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng của Nga. Trong ngắn hạn sẽ có khó khăn, nhưng dài hạn mở ra cơ hội cho Việt Nam tăng cường quan hệ với Nga. Thế giới vốn dĩ đã có nhiều biến động, từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh, chiến tranh thương mại, giờ đây là cả chiến tranh quân sự. Trong bối cảnh đó, các chuỗi cung ứng toàn cầu chủ yếu đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới buộc phải tái cấu trúc lại. Những "mắt xích" hiện nay nằm ở Nga, Ukraine hay ở nước có nguy cơ xung đột khu vực thì sẽ có sự chuyển dịch về đầu tư, về thị trường. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều lợi thế với các FTA thế hệ mới, song phương, đa phương, đặc biệt là sự ổn định chính trị xã hội.

Mặt khác, khó khăn, tai hoạ cũng tạo sức ép, động lực để Việt Nam đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế, thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

"Phương Tây rút đi mở ra cơ hội hàng xuất nhập khẩu của chúng ta. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ chọn Việt Nam như là điểm đến an toàn để đầu tư, như là nguồn cung ứng an toàn cho chuỗi cung ứng đó. Ổn định chính trị xã hội chính là lợi thế ta có thể tăng cường, tranh thủ biến Việt Nam thành cứ điểm cung ứng nguồn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện tốt hơn chính sách giải pháp chương trình phục hồi kinh tế, phải tăng tốc, làm nhanh hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt phải tích hợp thêm các giải pháp để đối phó vấn đề nảy sinh từ cuộc chiến tranh Nga - Ukraine. Các nguồn lực trong gói giải pháp phục hồi kinh tế có thể phải được sử dụng một cách linh hoạt. Chẳng hạn, nếu cuộc chiến giữa Nga - Ukraine phát sinh vấn đề mà ta thấy cần phải ưu tiên ngay thì có thể dành nguồn lực chuyển sang, khắc phục ngay hệ quả của cuộc xung đột thương mại", TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Chính vì vậy, để khắc phục những khó khăn trong ngắn hạn cũng như nắm bắt được cơ hội trong dài hạn, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam phải có chiến lược dài hạn xây dựng thể chế kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu, khả năng tự chủ của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện quan trọng nhất là khả năng chống chịu, quản trị rủi ro. Đồng thời, mở rộng quan hệ quốc tế. Mọi chiến lược bắt đầu từ bây giờ phải tính trên tầm nhìn dài hạn. Chính phủ đã thành lập tổ công tác đặc biệt giải quyết các vấn đề có liên quan tới tình hình Ukraine. Điều này giúp ta có niềm tin về sự ứng xử nhanh chóng trong những hoàn cảnh đặc biệt. Ví dụ trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, chúng ta đã ngoại giao vắc xin nhanh chóng thần tốc, thì giờ đây cũng có thể ứng xử thần tốc để hạn chế tác động tới kinh tế Việt Nam và tận dụng cơ hội.

Ông Nguyễn Duy Ninh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hồ Gươm, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hà Nội:
Chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài: Tăng trưởng của Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Hiện tại công ty cũng đang phải chịu tác động từ toàn bộ những nhóm trừng phạt nặng nề nhất. Trong lĩnh vực tài chính, một số ngân hàng lớn của Nga đã bị loại khỏi SWIFT khiến việc thanh toán giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng bị treo lại. Hiện tại khoảng hơn 40 triệu USD tiền hàng đã xuất nhưng vẫn chưa được khách hàng thanh toán.

Về mặt vận tải, lô hàng đã xuất khẩu đang tới Hà Lan nhưng cũng đang trong tình trạng tắc, bị trả lại. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ vấn đề tỷ giá bởi đồng tiền ruble đang rớt giá một cách thảm hại,...

Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là chúng ta chưa thể đoán trước được tình hình cuộc xung đột giữa hai nước sẽ diễn biến theo hướng nào. Nếu các lệnh trừng phạt, cấm, không giao thương với Nga xảy ra, thì “kể cả doanh nghiệp có lạng lách hay sử dụng các hệ thống thanh toán khác cũng không thể làm gì”. Điều này sẽ ảnh hưởng hai chiều đến cả doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nga và ngược lại doanh nghiệp Nga đang đầu tư tại Việt Nam.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính:

Chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài: Tăng trưởng của Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Xung đột giữa Nga - Ukraine không chỉ ảnh hưởng đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn tác động tới thị trường thế giới. Bởi Nga là đối tác lớn cung cấp dầu cho thế giới, là nơi cung cấp lượng khí đốt lớn cho EU. Vì thế việc vừa qua EU cấm vận, loại 7 ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT sẽ có ảnh hưởng lớn tới giá của các mặt hàng này.

Về đầu tư của Nga vào Việt Nam khoảng hơn 900 triệu USD, đứng thứ 24 trong các đối tác đầu tư vào Việt Nam, chủ yếu trong 2 lĩnh vực là điện, thăm dò khai thác dầu khí. Còn hiện chúng ta đầu tư tại Nga từ các mô hình chăn nuôi bò sữa, hầu hết các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Tất nhiên các doanh nghiệp này sẽ có những khó khăn nhất định khi Nga bị bật ra khỏi SWIFT. Vì vậy như tôi đã đề cập ở trên, việc tăng giá nguyên nhiên vật liệu và xăng dầu sẽ khiến sản xuất trong nước bị ảnh hưởng. Sản xuất trì trệ, lạm phát tăng cao là việc cực kỳ nguy hiểm, bào mòn lợi nhuận cũng như các yếu tố khác của nền kinh tế.

X. Thảo (ghi)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tránh nhầm lẫn giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn
  • Soi kèo góc Brisbane Roar vs Sydney FC, 15h35 ngày 1/11: Đội khách lép vế
  • Soi kèo phạt góc Juventus vs Lazio, 1h45 ngày 20/10
  • Soi kèo góc Atalanta vs Celtic, 23h45 ngày 23/10
  • Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, điều kiện kinh doanh
  • Soi kèo góc Fenerbahce vs MU, 02h00 ngày 25/10
  • Soi kèo góc Arsenal vs Liverpool, 23h30 ngày 27/10
  • Soi kèo góc AS Roma vs Torino, 2h45 ngày 1/11
推荐内容
  • Cận cảnh cá sấu trắng cực hiếm mới được phát hiện ở Úc
  • Soi kèo phạt góc Barcelona vs Bayern Munich, 02h00 ngày 24/10
  • Soi kèo phạt góc Dortmund vs St Pauli, 01h30 ngày 19/10
  • Soi kèo góc West Ham vs MU, 21h00 ngày 27/10
  • Quảng Ninh: Gần 14.000 học sinh, trẻ mầm non chưa đến trường sau đợt nghỉ tết Mậu Tuất 2018
  • Soi kèo phạt góc Como vs Lazio, 02h45 ngày 1/11