【bxh bóng đá ý】An ninh nguồn nước và bài toán xuyên biên giới
Hoạt động phát triển tại thượng nguồn các lưu vực sông quốc tế có tác động bất lợi đến các vùng hạ du lưu vực sông ở nước ta,ồnnướcvàbàitoánxuyênbiêngiớbxh bóng đá ý nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tài nguyên nước của Việt Nam phụ thuộc lớn vào các quốc gia ở thượng nguồn. Trong ảnh: Khô hạn tại ĐBSCL |
Vấn đề trên được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh tại phiên giải trình "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ đập", được Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức đầu tuần này.
Tới 63% lượng nước ngoài tầm kiểm soát
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, nguồn nước mặt sản sinh trong lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm 37% tổng lượng nước mặt của quốc gia. Nguồn nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ, từ các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông chiếm tới 63%. Lượng nước này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động khai thác, sử dụng tại các quốc gia ở thượng nguồn.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp đã nêu một số ví dụ điển hình trên thế giới, liên quan đến nhu cầu phát triển dẫn đến mâu thuẫn trong chia sẻ, sử dụng nguồn nước giữa các quốc gia, giữa các vùng địa bàn nằm trên lưu vực sông liên quốc gia, sông quốc tế.
“Đối với các vùng hạ du lưu vực sông nằm ở Việt Nam, việc các quốc gia ở thượng nguồn những con sông quốc tế triển khai đầu tưxây dựng, hoặc có kế hoạch gia tăng sử dụng nước, xây dựng các hồ thủy điện, công trình lấy nước, công trình chuyển nước liên lưu vực sông, dự báo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến vùng hạ du tại Việt Nam, đặc biệt là Vùng ĐBSCL, Đồng bằng sông Hồng”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói về các thách thức đối với Việt Nam.
Cụ thể hơn, ông Cường nêu rõ, trên thượng nguồn sông Đà, sông Thao, sông Lô thuộc lãnh thổ nước ngoài đã xây dựng nhiều bậc thang hồ chứa thủy điện, hiện đã đưa vào vận hành khai thác nhiều công trình, tác động đến biến đổi dòng chảy về Việt Nam đã được ghi nhận.
Theo Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, trên dòng chính sông Mê Kông, ở phần thượng lưu đã xây dựng nhiều bậc thang hồ chứa thủy điện với tổng dung tích trữ lên đến hàng chục tỷ m3 nước. Khi các công trình thủy điện hoàn thành xây dựng, đi vào vận hành sẽ có tác động bất lợi vô cùng lớn, không thể đảo ngược đến chế độ dòng chảy, phù sa, chất dinh dưỡng, môi trường, sinh kế người dân vùng ĐBSCL. Dự kiến lượng phù sa về ĐBSCL có thể giảm 97% ở thời điểm năm 2040, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu con số đáng báo động.
Cần tiếp tục đấu tranh
Có đến 63% nguồn nước phụ thuộc vào bên ngoài, vậy hợp tác quốc tế đã đủ chủ động chưa, đủ tích cực chưa, đủ để đảm bảo an ninh nguồn nước chưa? Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, ông Nguyễn Mạnh Tiến đặt câu hỏi với cả Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Nguy cơ mất an ninh nguồn nước là hiện hữu
Nguy cơ mất an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập của Việt Nam là hiện hữu trong cả hiện tại và tương lai. Việt Nam có 3.450 con sông, suối lớn nhỏ, với chiều dài từ 10 km trở lên, tổng lượng nước mặt trung bình hàng năm hiện nay khoảng 830 tỷ m3, nhưng 63% nguồn nước mặt tạo ra bởi các lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ. Trong đó có 2 con sông lớn là sông Cửu Long thì 90% lưu vực sông nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, sông Hồng là trên 50%. Do đó, có thể nói, nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào lưu vực các con sông bắt nguồn từ nước ngoài.
Chúng ta gặp khó khăn trong việc chủ động quản lý, khai thác nguồn nước như tổng lượng dòng chảy, chế độ dòng chảy, nguồn phù sa, nguồn lợi thủy sản tự nhiên… chưa kể đến việc ứng xử của một số quốc gia ở thượng nguồn làm ảnh hưởng đến nguồn nước chảy vào Việt Nam. Khi cần thì thiếu nước, khi không cần thì lại thừa nước. Thực tế tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL có nguyên nhân một phần là do thiếu nước đầu nguồn.
Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những hiểu lầm về vaccine Covid
- ·Tối ưu quy trình phát triển phần mềm trên AWS Cloud với AWS DevOps Sagas
- ·Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cá tra “khát vốn”
- ·Phần mềm quản lý kinh doanh tập trung Calio thêm tính năng mới
- ·Giá vàng SJC ‘bất động’ trong khi vàng thế giới tiếp tục lao dốc
- ·Zalo AI Summit 2023
- ·‘Đại tiệc’ livestream ưu đãi MegaDay: Những kỷ lục mua
- ·Sẵn sàng cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn mùa mưa bão
- ·Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- ·Thu ngoài lãi có là "cứu cánh" cho lợi nhuận ngân hàng?
- ·Thu ngân sách nhà nước đạt 64,5% dự toán trong 9 tháng đầu năm
- ·Trung Quốc loay hoay mục tiêu kép cân bằng bảo mật với thúc đẩy kinh tế dữ liệu
- ·Sam Altman trở lại làm CEO, OpenAI thay đổi cơ cấu ban lãnh đạo
- ·Một năm 'khuynh đảo thế giới' của ChatGPT nhanh chóng chiếm sóng ngành công nghệ
- ·“Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch”
- ·Thúc đẩy ứng dụng blockchain vào các lĩnh vực 'xương sống' của đất nước
- ·Ra mắt sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện đầu tiên tại Việt Nam
- ·Cơ quan báo chí phải là KOL trên các nền tảng mạng xã hội
- ·Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo đóng cửa các điểm di tích, quán bar, karaoke đến hết tháng 3
- ·Quyết định mới về phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT