【lịch bóng đá nha】Dấu ấn Chính phủ đậm nét trong 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2021
Ảnh minh họa
Ngày 30-12,ấuấnChiacutenhphủđậmneacutettrongsựkiệnICTtiecircubiểunălịch bóng đá nha Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam đã công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2021.
Trong đại dịch COVID-19, công nghệ vẫn đóng vai trò to lớn trong phòng chống dịch. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thống nhất, phát triển 1 ứng dụng phòng chống dịch duy nhất là PC-Covid.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã đưa ra nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với năng lực đáp ứng 5 triệu mũi tiêm/ngày, vận hành tại 63/63 tỉnh thành phố trong cả nước.
Để phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành và phòng chống dịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, triển khai ngay việc kết nối hệ thống hội nghị trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc.
Sau đó, Bộ đã yêu cầu VNPT và Viettel phải thực hiện nhiệm vụ này thần tốc để đảm bảo kết nối đến 2.594 điểm cầu xã, phường, thị trấn của 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Ngay sau đó, Viettel, VNPT đã thực hiện chỉ trong 3 ngày gồm triển khai mạng lưới, thiết bị và hướng dẫn các tuyến xã, phường, thị trấn sử dụng.
Năm 2021, điểm nhấn của bức tranh ICT Việt Nam đó là chuyển đổi số. Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025.
Bản chiến lược này có vai trò quan trọng, mở ra một bước ngoặt mới cho công cuộc chuyển đổi số nói chung và phát triển Chính phủ số nói riêng của Việt Nam.
Với bản chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số đến năm 2025 mới được phê duyệt, nội hàm khái niệm “Chính phủ số” cũng đã lần đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ đưa ra.
Chính phủ số bản chất là Chính phủ điện tử, được bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số.
Để phục vụ cho chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số, từ 1-7-2021, hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chính thức được vận hành kết nối với các bộ, ngành, địa phương.
Ảnh minh họa
Năm 2021 cũng là năm việc học trực tuyến trở thành vấn đề trọng tâm trong đại dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em," nhằm giúp hàng triệu em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn có thể học tập trực tuyến tại các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội.
Các nội dung chính của chương trình bao gồm việc triển khai hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến, vận động cung cấp, hỗ trợ máy tính, các thiết bị công nghệ, nền tảng công nghệ, dịch vụ viễn thông cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 và triển khai học trực tuyến.
Ngoài ra, chương trình còn phát động việc tổ chức triển khai, vận động, kêu gọi mọi nguồn lực trong xã hội để hướng tới mục tiêu 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến, qua đó thúc đẩy phát triển xã hội số.
Một trong những điểm nhấn năm 2021 trong bức tranh ICT Việt Nam đó chính là việc 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VNPT, MobiFone được cấp phép và triển khai thử nghiệm Mobile Money.
Trong bối cảnh ảm đạm do dịch bệnh Covid 19 thì bức tranh ICT Việt Nam năm 2021 có khá nhiều điểm sáng khi vốn đầu tư rót vào startup tại Việt Nam đã có mức tăng trưởng kỷ lục, đạt hơn 1,35 tỷ USD.
Danh sách 10 sự kiện công nghệ thông tin nổi bật của năm 2021: 1. Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số 2. Hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chính thức vận hành 3. Cấp phép thí điểm Mobile Money cho 3 nhà mạng 4. Ra mắt PC Covid - ứng dụng quốc gia phòng chống dịch COVID-19 5. Chính phủ kết nối trực tuyến tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên toàn quốc 6. Ra mắt nền tảng quản lý tiêm chủng phục vụ chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử 7. Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số 8. Thủ tướng phát động chương trình "Sóng và máy tính cho em" 9. Axie Infinity vốn hóa tỷ USD và hiện tượng gameblockchain Việt Nam trên bản đồ thế giới 10. Đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam lại tăng cao chưa từng thấy với hơn 1,3 tỷ USD. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·“Chat sex” với người tình, chồng nào chịu nổi?
- ·Làm thế nào để chiếc xe 'giữ giá' nhất?
- ·Volkswagen công bố giá bán mẫu Jetta đời 2015 cách tân
- ·Những tính năng cần ưu tiên khi chọn xe cho phụ nữ
- ·Xe đạp ư? Anh không đủ tư cách yêu em
- ·10 mẫu ôtô bán chạy nhất tháng 8
- ·Điểm danh 4 chiếc ô tô giá rẻ ‘khuấy đảo’ thị trường Việt: Chục nghìn người ‘tranh nhau’ mua
- ·Xe sang Mercedes
- ·Xây dựng, bảo vệ môi trường
- ·Bộ đôi Honda thoả mãn tín đồ tốc độ
- ·Bộ Tài chính: Hạn chế tình trạng địa phương xin điều chỉnh dự toán vay lại
- ·Nhiều trường đại học công bố điểm trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm
- ·Trung tâm ngoại ngữ ngừng hoạt động, hàng chục phụ huynh đòi tiền học phí
- ·‘Phát sốt' bộ đôi ô tô giá rẻ 'đẹp long lanh' vừa ra mắt, giá hơn 200 triệu
- ·Xây dựng lối sống mới cho sinh viên
- ·Ra mắt Chevrolet Colorado mới GM khuấy động thị trường xe bán tải
- ·Toyota thu hồi 1 triệu xe hydrid trên toàn cầu vì nguy cơ cháy
- ·Tách trường công lập ở hai thành phố lớn
- ·Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng
- ·TP Hồ Chí Minh và Sơn La là thành viên 'Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu'