【nhận định bóng đá villarreal】Phê bình nhân viên cũng phải đúng cách
1. Cần cân nhắc xem có nên trực tiếp đưa ra lời phê bình với người nhân viên đó không?
Ví dụ trong trường hợp nhân viên ăn mặc quá lố lăng đến nơi làm việc, bạn chỉ cần gửi e-mail nhắc nhở chung tất cả mọi nhân viên phải tôn trọng quy định của công ty trong cách ăn mặc.
Bạn có thể viết rằng: “Mùa hè đang tới gần và mọi người thường có xu hướng thích mặc đồ mát mẻ. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc nhở mọi nhân viên cần tuân thủ nguyên tắc ăn mặc lịch sự tại nơi làm việc”.
Hoặc trong trường hợp nhân viên sử dụng nước hoa có mùi rất khó chịu, bạn có thể viết e-mail gửi chung cho toàn thể nhân viên có nội dung như sau: “Một số nhân viên trong công ty mắc chứng dị ứng nặng. Đề nghị mọi người không sử dụng các loại mỹ phẩm, nước hoa nặng mùi và nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ tại nơi làm việc”.
Việc nhắc nhở một cách gián tiếp như thế này khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng và dễ tiếp thu, lại không cảm thấy xấu hổ vì bị “chỉ tận tay, day tận trán”.
2. Có lúc cần phê bình trực tiếp, đó là khi nhân viên mắc lỗi trong công việc.
Ví dụ, khi một nhân viên đi họp mà chưa chuẩn bị đầy đủ số liệu cần thiết, bạn có thể bắt đầu việc nhắc nhở bằng một câu khuyến khích: “Tôi thực sự hoan nghênh những đóng góp có ích của anh trong các cuộc họp gần đây”.
Sau đó đưa ra lời phê bình: “Cuộc họp này, tôi thấy anh đã chưa chuẩn bị số liệu tốt như thường lệ”. Và cuối cùng kết thúc với mệnh lệnh: “Trong những cuộc họp sắp tới, tôi muốn anh không lặp lại sai lầm này nữa”.
Bạn còn có thể đưa ra những giải pháp: “Hiện giờ anh có cảm thấy quá tải công việc không? Nếu thấy thiếu thời gian chuẩn bị tài liệu, anh có thể đề nghị giúp đỡ”.
Một nhà quản lý tốt phải là người luôn có thái độ đúng mực và biết cách động viên cấp dưới bằng những lời khen ngợi, hoan nghênh trung thực và lịch sự, chứ không phải chỉ trích hay phàn nàn.
Một nhà quản lý tốt luôn thể hiện mối quan tâm thực sự đến người khác bằng việc tạo cho nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan trọng.
Trong trường hợp lỗi của nhân viên có tính nhạy cảm cao, hãy cố gắng tránh nói trực tiếp trước đám đông để không làm mất mặt họ. Ngoài ra, việc kết thúc sự nhắc nhở, phê bình của bạn bằng những đề nghị cụ thể sẽ mang lại cho người nghe những cảm nghĩ, hành động hoặc thái độ tích cực.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn không thể tránh khỏi việc làm tổn thương người bị phê bình. Nhưng một khi họ có thời gian để nhìn nhận và sửa chữa lỗi lầm, họ sẽ hoan nghênh, tôn trọng những ý kiến góp ý chân thành của bạn.
(责任编辑:La liga)
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Người đàn bà đầu thú sau 30 năm hạ độc chồng hờ
- ·Đề nghị bãi bỏ hiệu lực của Thông tư Liên tịch 129
- ·Khai trương Trung tâm Hợp tác công nghệ Việt
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Bắt nam thanh niên vác búa đập mộ của cậu ruột ở Tiền Giang
- ·Đã bắt được kẻ bạo hành con gái 6 tuổi ở Bắc Ninh
- ·Triệt phá điểm sản xuất tiền giả ở Cần Thơ
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Lời khai hé lộ kế hoạch cướp tiệm vàng của kẻ mặc sơ mi trắng ở Hà Nội
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Khởi tố tài xế xe khách vượt ẩu khiến 2 người chết, 35 người bị thương
- ·Phó Chủ tịch VCCI Phạm Gia Túc: Cải cách để có tiếng nói chung
- ·Nước mắt người cha trong phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Doanh nghiệp tài trợ quảng bá Vịnh Hạ Long
- ·Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
- ·VCCI đề xuất giảm chứng từ cho doanh nghiệp
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Đi kiểm tra phòng trọ, phát hiện 2 vợ chồng chết treo cổ