【ti so bong da hom nay】Bất cập từ Dự thảo Luật Môi trường, 11 hiệp hội gửi kiến nghị tới Thủ tướng
Doanh nghiệp thủy sản và doanh nghiệp thuộc 10 ngành hàng khác phản ánh nhiều bất cập trong Dự Thảo Luật Môi trường. |
Theo cộng đồng DN, dự thảo ngày 5/10/2021 là phiên bản chỉnh lý sửa đổi sau buổi họp thẩm định tại Bộ Tư pháp ngày 27/9/2021. Mặc dù, dự thảo lần này đã có nhiều sửa đổi, nhưng sau khi các DN và chuyên gia của các hiệp hội nghiên cứu kỹ, thấy vẫn còn khá nhiều nội dung lớn không phù hợp với các Luật hiện hành và điều kiện thực tiễn Việt Nam.
Những nội dung trên không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho phát triển đất nước mà đặc biệt là phát sinh thủ tục hành chính và “cần làm rõ cơ sở pháp lý” ở một số nội dung đúng như báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp đã nêu.
Các hiệp hội khẩn thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét rà soát kỹ nội dung dự thảo này để nghị định hướng dẫn chi tiết không được đưa ra những điều nằm ngoài quy định của Luật Bảo vệ môi trường, không tạo mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác.
Bộ Tư pháp cần thẩm định lại toàn bộ các nội dung còn chưa đúng, chưa phù hợp với các quy định pháp luật và thực tế, nêu trong báo cáo thẩm định đã được dự thảo điều chỉnh hay chưa, hoặc có thêm điểm mới nào chưa phù hợp.
Dự thảo cần tuân thủ đúng ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại công văn số 6739/VPCP-NN ngày 22/9/2021 “đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về môi trường nhưng hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh”, cũng như các Nghị quyết của Chính phủ để không làm tăng thêm quy định hành chính và thủ tục hành chính đối với DN.
Đồng thời, các Hiệp hội cũng đưa ra 6 góp ý, đề xuất cụ thể và quan trọng đối với dự thảo này.
Theo đó, cần đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường và chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm, do thủ tục cấp giấy phép môi trường trong dự thảo rất phức tạp, phát sinh nhiều thủ tục hành chính, không rõ ràng, rất dễ tạo cơ chế xin - cho ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam mà không đạt được mục đích bảo vệ môi trường tốt hơn, và chỉ dựa vào tiền kiểm, nên không có nhiều hiệu quả quản lý.
Cần sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định không phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đầu tư, kinh doanh và hoạt động của DN.
Các DN dẫn chứng, quy định về khoảng cách an toàn với khu dân cư áp dụng với cả doanh nghiệp đã hoạt động từ trước đây, nếu có dân đến ở gần thì doanh nghiệp phải di dời nhưng chi phí di dời do ai trả, trong dự thảo không đề cập. Nội dung này mâu thuẫn với Luật Đầu tư và không phù hợp với thực tiễn.
Cùng với đó, quy định phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động tại dự thảo là 500m3 (Quy định hiện tại đang ở mức 1.000m3/ngày đêm) thiếu căn cứ. Trong khi đó, quan trắc tự động rất tốn kém về chi phí đầu tư, chi phí vận hành, và dự thảo cũng không phân biệt giữa các loại nước thải ít ảnh hưởng đến môi trường (như nước rửa cá) với nước thải ảnh hưởng nhiều đến môi trường (sơn mạ).
Đặc biệt, quy định “bảo đảm sau năm 2025, không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy” là bất cập lớn, sẽ dẫn đến hàng loạt nhà máy sẽ phải đóng cửa từ 1/1/2026 vì không có bao bì để đóng gói, vật liệu để sản xuất.
Cần phải bổ sung khung pháp lý và khung pháp lý phải rõ ràng nhằm quản lý “đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm và xử lý chất thải”, vì các quy định trong dự thảo sử dụng khoản đóng góp này không đúng mục đích và trái luật.
Điều chỉnh tỷ lệ tái chế bắt buộc để tái chế sản phẩm, bao bì, tỷ lệ đóng góp để xử lý chất thải cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn Việt Nam, không để mức quy định thiếu phù hợp, chưa rõ cơ sở khoa học, thiếu công bằng, phí chồng phí, gây khó khăn cho DN, tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Hà Nội sẽ thí điểm xóa Hội đồng nhân dân tại 177 phường
- ·Chiều nay, Thủ tướng tham dự và chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững 2019
- ·9 tháng, kim ngạch xuất
- ·PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- ·Chứng khoán 26/1: Thị trường phân hóa rõ rệt, VN
- ·Ngày 11/12: Giá vàng thế giới đi lên khi lạm phát Mỹ tăng cao nhất kể từ năm 1982
- ·Chứng khoán 4/5: Tâm lý nhà đầu tư thận trọng, VN
- ·Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- ·CEO ngân hàng dự đoán bitcoin có thể chạm mốc cao kỷ lục 75.000 USD trong năm nay
- ·Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- ·Bộ Chính trị ra nghị quyết về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- ·Tự hào và cống hiến
- ·TP.Thủ Dầu Một: Giáo viên, sinh viên tham gia hiến máu tình nguyện
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Ngày 6/4: Giá vàng SJC tăng nhanh, giảm mạnh, lùi về 68,7 triệu đồng/lượng
- ·Chứng khoán thế giới im ắng đợi tin Fed
- ·Ngày 25/1: Giá vàng thế giới tăng trở lại, vàng miếng SJC bật mạnh, tiến sát 63 triệu đồng/lượng
- ·Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- ·Kinh tế tuần hoàn khuyến khích doanh nghiệp “hóa thân” vào mô hình kinh doanh mới