【nhan dinh pachuca】Điều gì đằng sau việc Mỹ ngừng viện trợ cho Pakistan?
Căng thẳng giữa Mỹ và Pakistan nảy sinh từ nhiều tháng qua sau khi ông chủ Nhà Trắng cáo buộc Pakistan chứa chấp các nhóm cực đoan thường xuyên thực hiện các vụ tấn công qua biên giới nhằm vào binh sĩ Mỹ và Afghanistan, đồng thời cảnh báo rằng quan hệ đối tác Mỹ - Pakistan sẽ bị hủy hoại nếu điều này tiếp diễn. Tháng trước, ông Trump đã ám chỉ khả năng cắt viện trợ cho Pakistan. Trong bình luận đầu tiên của năm 2018 trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump cho rằng việc Mỹ viện trợ Pakistan hơn 33 tỷ USD trong 15 năm qua là "ngốc nghếch". Theo Tổng thống Mỹ, Islamabad đã "lừa dối Washington và chứa chấp những kẻ khủng bố" mà Mỹ đang truy bắt ở Afghanistan. Trong một động thái mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert thông báo Mỹ đình chỉ viện trợ an ninh cho Pakistan cho tới khi Islamabad có hành động kiên quyết chống phiến quân Taliban và nhóm Haqqani - những tổ chức mà Washington coi là tác nhân gây mất ổn định khu vực và nhằm mục tiêu vào người Mỹ.
Phản ứng về quyết định trên, Bộ Ngoại giao Pakistan cho rằng việc đưa ra các thời hạn chót tùy tiện, các tuyên bố đơn phương và thay đổi "luật chơi" là phản tác dụng trong việc giải quyết các mối đe dọa chung. Theo cơ quan này, các mối đe dọa an ninh từ việc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng bành trướng trong khu vực cho thấy tầm quan trọng hơn bao giờ hết của sự hợp tác. Pakistan đã tiến hành nhiều chiến dịch, chấp nhận thiệt hại sinh mạng và hàng tỷ USD trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan.
Rõ ràng Pakistan đã để mất lòng tin của Mỹ sau hàng chục năm đóng vai trò trung tâm trong các chính sách của Mỹ về Nam Á vì liên tiếp phớt lờ những khuyến nghị của Mỹ trong năm 2017 về khống chế các nhóm "chân rết" khủng bố đe dọa an ninh Afghanistan và ảnh hưởng lợi ích quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, đằng sau lý do mà phía Mỹ công khai khi giải thích về quyết định trên, có thể còn những lý do khác khiến Washington phải khó chịu đến mức cắt viện trợ cho đồng minh lâu năm của mình. Thực vậy, Washington tức giận vì Islamabad đã quay sang trục Trung Quốc-Pakistan-Nga cùng với trục đôi Bắc Kinh-Islamabad. Nhiều năm qua, Pakistan đã dựa vào Trung Quốc như một nước bảo trợ chiến lược phù hợp hơn. Các đời Tổng thống Mỹ đều biết rõ về điều này, song cả Mỹ và Pakistan đều để những tính toán chính trị chi phối mối quan hệ của hai bên. Đối với quân đội Pakistan, lực lượng đóng vai trò quyết định trong chính sách đối ngoại của Islamabad, cái gọi là “chiến lược phòng bị nước đôi” đối với Mỹ đã đóng vai trò quan trọng cho đến khi vai trò của Trung Quốc nổi lên là nước bảo trợ chiến lược giành được nhiều ưu thế hơn so với Washington đủ lớn mạnh để thách thức sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Mỹ. Đối với Washington, việc Pakistan hợp tác với Bắc Kinh thông qua dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc- Pakistan và Cảng Gwadar là minh chứng cho thấy Pakistan đã rời khỏi "vòng tay" của Mỹ. Nhiều diễn biến địa chính trị trong thời gian qua, vốn bị coi là đi ngược lại những lợi ích của Islamabad, cũng đã thúc đẩy quân đội Pakistan hướng về nhóm Bộ Ba Trung Quốc-Pakistan-Nga: Mối quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn phát triển mạnh mẽ hơn, việc Mỹ trao trọng trách cho Ấn Độ trong xử lý tương lai của Afghanistan trên tư cách là nhà tài trợ cho quá trình tái thiết và xây dựng năng lực cho các lực lượng an ninh Afghanistan; và việc Mỹ công nhận Ấn Độ là một cường quốc khu vực và cường quốc lãnh đạo toàn cầu.
Sự chuyển hướng của Pakistan về phía Trung Quốc và sự thiếu chân thành của Islamabad khi đáp lại viện trợ quân sự của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan đã khiến Washington phải "đoạn tuyệt". Tuy nhiên, Pakistan dù không còn được xem là "tài sản chiến lược" của Mỹ nhưng sẽ vẫn nằm trong các tính toán đường hướng chính sách của Washington với tư cách là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là một đại diện ủy nhiệm của Trung Quốc. Hiện Mỹ chưa có các kế hoạch phòng ngừa nào để thay thế các tuyến đường tiếp vận đi qua Pakistan cho các lực lượng của Mỹ ở Afghanistan. Nếu Pakistan vẫn tỏ ra cứng đầu thì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Pakistan sẽ bị Islamabad gây khó dễ, ảnh hưởng tới các nỗ lực tại Afghanistan. Nói tóm lại là Mỹ hiện đang bị kẹt trong thế "tiến thoái lưỡng nan" ở Nam Á khi Trung Quốc nổi lên.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chưa ly hôn, chồng đã vội làm đám cưới với người khác
- ·Năm 2017, giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động
- ·Kiến nghị tạm dừng hoàn thuế khi DN có dấu hiệu chuyển giá
- ·Hai tháng, 1.570 người tử vong do tai nạn giao thông
- ·Kết hôn rồi anh vẫn chu cấp tiền cho bạn gái cũ
- ·Mở rộng vụ án Trịnh Xuân Thanh: Bắt tiếp 2 lãnh đạo PVC
- ·Người mẹ Ấn Độ lấy thân mình che cho 2 con ngã xuống đường ray
- ·Nghe lời chồng ngủ riêng để hâm nóng tình cảm, tôi nhận cái kết ê chề
- ·Vợ chồng hiếm muộn muốn nhận con nuôi
- ·Tiếp tục đơn giản thủ tục hành chính thuế
- ·Mẹ không muốn điền tên cha trong giấy khai sinh của con
- ·Ngành Ngân hàng triển khai chương trình phòng, chống bạo lực gia đình
- ·Tăng thuế NK xăng lên 4%
- ·Đám cưới nức tiếng, kéo dài 10 ngày, tổ chức trong nhà thờ mái vòm bằng vàng
- ·Vợ chồng nghèo nuốt nước mắt nhìn con thơ mắc trọng bệnh
- ·Status hài hước và độc đáo mùa Giáng sinh 2023
- ·Tôi nổi giận khi đọc tin nhắn chồng gửi cho vợ cũ
- ·Vợ đưa đơn ly hôn vì chồng ngoại tình, anh cười khẩy nói một câu chết điếng
- ·Khúc ru biển
- ·Nhà đầu tư mạnh tay, chứng khoán ào ạt tăng điểm