【keo nha cai keo hay】Bảo tồn truyền thống để phát triển du lịch
VHO - Ẩn mình huyền bí giữa những dãy núi xanh bát ngát của xã Ngọc Chiến (huyện Mường La,ảotồntruyềnthốngđểpháttriểndulịkeo nha cai keo hay tỉnh Sơn La), bản Nậm Nghiệp là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Mông. Bức tranh tuyệt đẹp từ những giá trị văn hóa truyền thống và thiên nhiên hoang sơ như lời mời gọi đầy quyến rũ đối với du khách.
Để duy trì, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc ấy, tạo thành động lực phát triển kinh tế, đồng bào Mông nơi đây đã chú trọng kết hợp hài hòa giữa bảo tồn truyền thống và phát triển du lịch cộng đồng.
Giữ gìn nghề truyền thống, phát huy giá trị văn hóa
Nghề trồng lanh, dệt vải và nhuộm chàm từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của bà con người Mông ở Nậm Nghiệp. Họ không chỉ coi đây là công việc mưu sinh mà còn là một cách để bảo tồn và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa truyền thống.
Ông Kháng A Sáy (Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản Nậm Nghiệp) chia sẻ: "Trồng lanh, dệt vải và nhuộm chàm là nghề tổ tiên chúng tôi truyền lại, gắn liền với bản sắc văn hóa của người Mông. Chúng tôi quyết tâm duy trì, bảo tồn và phát triển nghề này, không chỉ để phục vụ cuộc sống mà còn để giới thiệu, quảng bá tới du khách khi đến với Nậm Nghiệp."
Du khách đến Nậm Nghiệp sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến từng công đoạn từ trồng cây lanh, thu hoạch, sơ chế, dệt vải và nhuộm chàm. Những chiếc khung cửi lách cách, những tấm vải lanh mềm mại, hay màu chàm tự nhiên rực rỡ đều là những nét đặc trưng làm nên hồn của bản làng.
Ông Thào A Vạng, nguyên Trưởng bản Nậm Nghiệp, người đã nhiều năm gắn bó với nghề truyền thống này, chia sẻ thêm: "Nghề trồng lanh và dệt vải là niềm tự hào của người Mông. Chúng tôi rất vui khi thấy ngày càng nhiều người trẻ học và yêu thích nghề này.
Bà con trong bản cũng đang nỗ lực để những sản phẩm của mình không chỉ đẹp mà còn phải độc đáo, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa dân tộc."
Hút khách với những truyền thuyết giàu giá trị văn hóa
Bản Nậm Nghiệp không chỉ nổi tiếng bởi nghề thủ công mà còn thu hút du khách bởi những câu chuyện truyền thuyết đầy kỳ bí, được truyền miệng từ đời này qua đời khác.
Những câu chuyện về hành trình di cư lập bản của những người Mông đầu tiên, về đá vợ đá chồng, về gà lôi thần trên đỉnh Tà Tao, đã làm say mê không biết bao nhiêu trái tim yêu thích khám phá.
Ông Nguyễn Cao Cường, người tiên phong phát triển du lịch cộng đồng tại Nậm Nghiệp, chia sẻ: "Chúng tôi không chỉ giới thiệu với du khách về thiên nhiên và các hoạt động du lịch, mà còn kể cho họ nghe những câu chuyện truyền thuyết giàu giá trị văn hóa của người Mông. Những câu chuyện ấy vừa mang đến sự tò mò, vừa là cách để khách du lịch hiểu hơn về lịch sử và truyền thống của bà con nơi đây."
Nậm Nghiệp nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, những dãy núi hùng vĩ, rừng già ngút ngàn, và đặc biệt là đỉnh Tà Tao cao 2.720 mét. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích chinh phục, khám phá. Bà con ở đây, dưới sự hướng dẫn của ông Nguyễn Cao Cường, đã biết cách khai thác những tài nguyên thiên nhiên ấy để phục vụ phát triển du lịch.
"Chúng tôi không muốn phát triển du lịch bằng cách làm thay đổi thiên nhiên, mà thay vào đó, chúng tôi khai thác những gì vốn có của Nậm Nghiệp, giữ gìn và bảo vệ chúng. Đỉnh Tà Tao là một ví dụ.
Đây là nơi có cảnh sắc vô cùng đẹp, với rừng hoa chi pâu mùa thu, hoa đỗ quyên nở rộ từ tháng 2- 4. Du khách sẽ được trải nghiệm săn mây, leo núi, hay thả mình giữa những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ mà ít nơi nào có được," ông Cường nói.
Khôi phục và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống
Nhằm gìn giữ những giá trị văn hóa của bản làng, bà con Nậm Nghiệp đã cùng nhau khôi phục lại các lễ hội truyền thống. Lễ tạ ơn, được tổ chức vào tuần đầu tháng Tư hàng năm, là dịp để người dân thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, thần linh đã ban phước lành cho mùa màng, cuộc sống.
Cùng với đó, Lễ cúng thần rừng thần núi Tà Tao, diễn ra vào đầu mùa du lịch, là cách để bắt đầu một năm du lịch leo núi an lành và thuận lợi.
Ông Kháng A Sáy cho biết: "Những lễ hội truyền thống của người Mông không chỉ có ý nghĩa tâm linh mà còn mang đến niềm vui, kết nối cộng đồng. Khi khôi phục lại các lễ hội này, chúng tôi mong muốn du khách sẽ được trải nghiệm và hiểu thêm về nét đẹp trong văn hóa của người Mông."
Ngoài ra, bản Nậm Nghiệp còn tổ chức thêm Lễ hội ngắm hoa Sơn Tra vào mùa xuân, khi những cây Sơn Tra nở rộ khắp núi đồi, tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp. Lễ Tết âm lịch kéo dài cả tuần với nhiều trò chơi dân gian như đánh quay, đẩy gậy, bắn nỏ... cũng là những hoạt động hấp dẫn mà du khách không nên bỏ qua khi đến đây.
Định hướng phát triển du lịch cộng đồng
Dưới sự hướng dẫn của ông Nguyễn Cao Cường, người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch cộng đồng, Nậm Nghiệp dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm về vẻ đẹp nguyên sơ, bình dị.
Hỗ trợ bà con xây dựng các dịch vụ homestay, giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và đồng thời giữ được nét mộc mạc, chân thật của bản làng, ông Cường với nhiều đam mê, tâm huyết cũng là người khởi xướng nhiều chương trình, hoạt động kết nối văn hóa truyền thống với du lịch, từ việc phục dựng lễ hội đến việc khai thác các câu chuyện truyền thuyết.
"Du lịch không chỉ là việc đón khách, mà còn là cách chúng tôi giúp bà con có thêm nguồn thu nhập, phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ được văn hóa bản địa.
Đó là lý do vì sao chúng tôi khuyến khích bà con tham gia vào các hoạt động du lịch, từ việc tổ chức các chuyến tham quan, hướng dẫn du khách trải nghiệm đến việc phục vụ các món ăn truyền thống hay bán những sản phẩm thủ công," ông Cường chia sẻ.
Bản Nậm Nghiệp của bà con người Mông đang dần khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch nhờ sự nỗ lực bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Với những câu chuyện truyền thuyết, những sản phẩm thủ công tinh tế, lễ hội rộn ràng và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, du lịch cộng đồng tại Nậm Nghiệp không chỉ là một chuyến đi khám phá, mà còn là hành trình trở về với bản sắc, với những giá trị đã được người Mông bản vùng cao này gìn giữ qua bao thế hệ.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thủ tướng: Trong khó khăn phải cải cách mạnh mẽ, đưa đất nước tiến lên
- ·Quốc hội yêu cầu Bộ GD&ĐT và 12 tỉnh thu nộp các khoản chi không đúng quy định
- ·Đề nghị xử lý chậm chuyển phiếu khám sức khỏe điện tử lên Cổng Dịch vụ công
- ·Nam thanh niên đâm chết chồng của nhân tình ở TP Thủ Đức
- ·Tai nạn thảm khốc ở Quảng Nam: Tiết lộ danh tính các nạn nhân
- ·Dùng gậy sắt gỡ diều mắc ở trạm biến áp, một bé trai bị điện giật tử vong
- ·Nam thanh niên đâm chết chồng của nhân tình ở TP Thủ Đức
- ·TPHCM: Cột điện, tường nhà nhếch nhác vì quảng cáo hút hầm cầu, vay nợ nóng
- ·Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid thứ 50 đều có kết quả xét nghiệm âm tính
- ·Vụ 3 thanh niên tử vong ở đường Láng: Công an Hà Nội bắt giữ 25 người liên quan
- ·Khai trương ngân hàng số
- ·Dự báo thời tiết 15/6/2024: Bắc Bộ mưa to hạ nhiệt, Trung Bộ vẫn nắng nóng 39 độ
- ·Trực thăng đưa 2 bệnh nhân nguy kịch từ Trường Sa về đất liền
- ·Đưa xe hợp đồng vào bến như tuyến cố định, mất sự tiện lợi đưa đón tận nơi?
- ·Giá vàng hôm nay 16/10/2022: Sẽ lao dốc xuống dưới 47 triệu đồng/lượng?
- ·Đề nghị xử lý chậm chuyển phiếu khám sức khỏe điện tử lên Cổng Dịch vụ công
- ·TPHCM di dời 6.000 nhà ‘ổ chuột’, làm loạt dự án hồi sinh những dòng kênh đen
- ·Nữ nhân viên vệ sinh trả lại gần 1,4 tỷ cho hành khách Nhật để quên ở sân bay
- ·Sẽ mở lại đường bay thương mại đi quốc tế từ tháng 8?
- ·Sĩ tử than 'cạn năng lượng' sau 4 tiếng làm bài thi tổ hợp THPT 2024