【sparta rotterdam đấu với psv】Băn khoăn và kỳ vọng
Nhiều kỳ vọng mở ra cho Hậu Giang về các dự án năng lượng tái tạo - nguồn năng lượng sạch được thế giới hướng đến,ănkhoănvkỳvọsparta rotterdam đấu với psv nhằm bổ sung nguồn điện tại chỗ hiếm hoi, giảm các tác hại về môi trường. Nhưng để hiện thực hóa các dự án thì còn nhiều băn khoăn cần giải quyết.
Hậu Giang kỳ vọng sẽ phát triển năng lượng mặt trời theo hướng khai thác trên mái nhà, bởi nhiều nơi bà con chưa tiếp cận được điện lưới quốc gia.
Theo kịch bản dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tỉnh ĐBSCL sẽ là nơi chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đó là các vấn đề: Đất đai bị bạc màu, diện tích đất bị xâm nhập mặn, khô hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng; đa dạng sinh học giảm mạnh; nhiệt độ không khí ngày càng tăng và hạn hán bất thường, lũ lụt không theo quy luật; nhiều dịch bệnh mới hình thành… Sự cần thiết nhất là thích ứng và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên theo hướng thân thiện môi trường trong bối cảnh trên.
Nhiều triển vọng
Nổi bật về triển vọng năng lượng sạch chính là tỉnh sẽ ký kết biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Jinko Solar (Hồng Kông) để tiến hành các bước tiếp theo cho dự án Nhà máy Năng lượng mặt trời. Có thể nói nếu dự án chính thức đầu tư, Hậu Giang sẽ có nhà máy năng lượng tái tạo với công suất thiết kế dự kiến 40MW, quy mô xây dựng nhà máy 50ha, tổng vốn đầu tư 55 triệu USD.
Chưa kể, mới đây Công ty Cổ phần Năng lượng ASEAN đặt kỳ vọng sẽ hợp tác với tỉnh xây dựng Nhà máy Điện mặt trời trên địa bàn tỉnh. Theo dự kiến, công ty mong muốn đầu tư nhà máy có diện tích 600ha, công suất 500MW với tổng vốn gần 1 tỉ USD. Tuy nhiên, do quỹ đất địa phương chưa đảm bảo nên sau khi khảo sát nghiên cứu, công ty dự kiến sẽ đầu tư dự án tại 3 điểm: xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy; Khu Hòa An, huyện Phụng Hiệp và tham gia xây dựng hồ chứa nước ngọt kết hợp khai thác năng lượng mặt trời ở thành phố Vị Thanh.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư tiềm năng, việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, sinh khối… không chỉ giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng cho tỉnh mà còn góp phần phân tán rủi ro, tăng cường, đảm bảo an ninh năng lượng. Dựa trên những cung cấp sơ bộ của ngành chuyên môn về các điều kiện tự nhiên, khí hậu… Hậu Giang có tổng số ngày nắng khoảng 220-225 ngày/năm (tương đương 2.200-2.600 giờ/năm). Việc triển khai các dự án phát triển loại hình năng lượng này ở tỉnh cũng rất thuận lợi bởi yếu tố thời tiết, giờ nắng tại địa phương đảm bảo tốt.
Phát triển năng lượng mặt trời không còn là vấn đề chỉ thực hiện được ở các nước phát triển. Chính vì thế, nếu tỉnh kết nối được các dự án sẽ mở ra hướng đi mới. Bởi, tiềm năng về năng lượng tái tạo là thứ không thể sờ hay đếm được, nhưng có thể giúp tỉnh đánh giá được khả năng tận dụng bao nhiêu, khai thác như thế nào rồi đưa ra quy hoạch chuẩn xác. Dựa vào đó, tỉnh có thể đưa ra những chính sách thu hút đầu tư phù hợp. Việc tận dụng hiệu quả hơn các nguồn năng lượng này có thể cùng lúc góp phần đạt được các mục tiêu chống biến đổi khí hậu và các vấn đề về môi trường, an ninh năng lượng.
Tại cuộc gặp mặt mới đây, Trung tâm Tư vấn Năng lượng Xanh (Green IP) cho rằng có thể xúc tiến các chương trình hợp tác giữa tỉnh với các nhà đầu tư tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bởi Hậu Giang rất quan tâm đến đầu tư và phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Mục đích của trung tâm là muốn chia sẻ kế hoạch, tìm hiểu về định hướng phát triển năng lượng xanh, những khó khăn trong việc triển khai các kế hoạch hành động và cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển, đồng thời nắm bắt nhu cầu về năng lực quản lý của địa phương về lĩnh vực năng lượng tái tạo để tìm ra cơ hội hợp tác giữa hai bên.
Cũng lắm băn khoăn
Chương trình điện khí hóa nông thôn làm thay đổi diện mạo của nhiều vùng quê hẻo lánh. Đến nay toàn tỉnh có hơn 98% người dân được tiếp cận điện lưới quốc gia. Con số 2% còn lại, tương đương 3.500-4.000 hộ phải sử dụng điện câu đuôi thiếu an toàn. Cụ thể, Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia mang đến sinh khí mới cho hàng trăm hộ dân ở các xã nghèo của huyện Long Mỹ. Nhưng dường như niềm vui chưa trọn vẹn, bởi còn 7 tuyến với khoảng 63 nóc gia nằm sâu trong kênh, rạch, giữa đồng chưa có điện. Cái khó chính là đường đi, khu vực thưa dân, nếu kéo điện về các tuyến này ngành điện sẽ tốn nhiều chi phí.
Theo Sở Công thương Hậu Giang, vướng mắc lớn nhất tại tỉnh chính là quỹ đất sạch dành cho các dự án năng lượng tái tạo nói riêng và dự án đầu tư khác nói chung hiện không có, do đó chi phí ban đầu mà nhà đầu tư bỏ ra rất cao. Như vậy, chỉ nhà đầu tư có tiềm lực mạnh mới đủ khả năng triển khai dự án, chưa kể để thực hiện một dự án cần phải có một diện tích đất rất lớn. “Chúng tôi kỳ vọng sẽ phát triển năng lượng mặt trời theo hướng khai thác trên mái nhà. Bước đầu thử nghiệm mô hình ở trụ sở các cơ quan, trường học. Mặt khác, Hậu Giang có địa hình đồng bằng nền đất yếu, chủ yếu là nông nghiệp nên tỉnh ưu tiên triển khai các dự án về năng lượng sạch mang tính kết hợp ở các vùng đất có hệ số sử dụng thấp (đất phèn, mặn). Đồng thời, phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo độc lập nhằm đáp ứng mục tiêu điện khí hóa nông thôn”, ông Phạm Văn Phương, Trưởng Phòng Quản lý năng lượng Sở Công thương tỉnh, đề xuất.
Kịch bản mà các nhà đầu tư đưa ra có thực sự khả thi hay không nhờ sự quan tâm của các ngành liên quan và đây mới là điều kiện tiên quyết để Hậu Giang tiến gần hơn với lĩnh vực mới mẻ này. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: Đối với quy hoạch phát triển điện mặt trời, quan điểm của tỉnh là tạo điều kiện thuận lợi để huy động vốn từ các thành phần kinh tế nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên năng lượng lẫn đất đai một cách tối ưu. Quy hoạch này cũng gắn với chiến lược phát triển năng lượng chung và hài hòa với phát triển của các ngành kinh tế khác, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực cho địa phương…
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2020 và khoảng 11% nào năm 2050. Song, việc đề ra mục tiêu là cần, nước ta phải có luật năng lượng tái tạo mới là điều kiện đủ để thúc đẩy ngành năng lượng này phát triển. |
Bài, ảnh: ĐĂNG TÂM
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lãnh đạo Triều Tiên
- ·Thầy 'lang què' khai lý do đốt thi thể bé trai, trao tro cốt cho gia đình
- ·Ô tô liên tục gặp sự cố, hé lộ một phần nguyên nhân ùn tắc Vành đai 3 trên cao
- ·Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo, khiển trách từ chức
- ·Thông cáo đặc biệt về Lễ quốc tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh
- ·Công bố quyết định điều động ông Phạm Anh Tuấn làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định
- ·Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
- ·Dự báo thời tiết 18/9: Cả nước có nắng, từ Nam Trung Bộ trở vào mưa chiều tối
- ·Thời tiết Hà Nội đêm 27 ngày 28/2: Trời rét và có mưa vài nơi
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không có bộ, ngành nào độc quyền trên môi trường số
- ·Hà Nội: Mê mẩn đàn thiên nga có giá ‘khủng’ được thả ở Hồ Gươm
- ·Chủ tịch Hà Nội nghiêm cấm cán bộ ‘giải cứu’ người vi phạm giao thông
- ·Xử nghiêm người thông tin thất thiệt ‘bắt cóc trẻ em’ ở Hà Nội
- ·Phương án sơ bộ khôi phục cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh bị đứt 4 cáp dự ứng lực
- ·Vụ lật tàu tại Thanh Hóa: Vợ lái tàu kể về chuyến tàu định mệnh
- ·Thứ trưởng Ngoại giao và Trợ lý Phó Thủ tướng thường trực bị khai trừ Đảng
- ·Sửa Luật Giao dịch điện tử, thể chế hóa chủ trương về kinh tế số, chuyển đổi số
- ·Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về xây dựng pháp luật
- ·Thành phần giảm thâm nám được Linh Rin tin dùng
- ·Bộ Chính trị khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo, khiển trách từ chức