【bong da toi qua】Nâng tầm cho sản vật địa phương
Chưa quan tâm đến thương hiệu
Năm 2016 được coi là năm “được mùa kép” của bà con nông dân vùng trồng vải Bắc Giang. Được mùa,ângtầmchosảnvậtđịaphươbong da toi qua được giá, được các thị trường khó tính chấp nhận. Có được điều này là nhờ nỗ lực của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu vải thiều. Nhờ được chứng nhận chỉ dẫn địa lý nên giá trị quả vải Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có giá hơn so với trước đây khi chưa có thương hiệu.
Một số mặt hàng khác của Việt Nam khi được “chứng thực” về chất lượng cũng “có giá” hơn. Tại Hòa Bình, cam Cao Phong đã dần trở nên nổi tiếng khắp cả nước nhờ được cấp chứng nhận “Thương hiệu chỉ dẫn địa lý” vào năm 2014. Sau 2 năm, sản phẩm cam Cao Phong đã khẳng định được giá trị thương hiệu và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhờ vậy, diện tích, sản lượng, giá bán đều đã tăng từ 2-3 lần so với trước đây. Tương tự là mặt hàng nhãn lồng Hưng Yên. Kể từ khi chính thức được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn lồng Hưng Yên” năm 2006, nhãn lồng Hưng Yên không chỉ khẳng định về mặt pháp lý mà còn trong tâm trí khách hàng. Giá trị sản phẩm được tăng lên, thu nhập của người dân trồng nhãn ngày càng được cải thiện.
Dẫn ra một số ví này để thấy rằng, lợi ích của việc xây dựng thương hiệu là rất quan trọng, không chỉ giúp hàng hóa bán được với giá cao hơn mà còn xây dựng được hình ảnh, uy tín cho hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Lợi ích là vậy song thực tế đang diễn ra lại không phản ánh được điều đó.
Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về nông nghiệp, thậm chí có đến 1.000 loại nông sản đặc sản có thể phát triển thành các chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có hơn 43 sản phẩm nông sản đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước. Thậm chí, Việt Nam còn là nước có nhiều mặt hàng nông nghiệp XK đứng nhất nhì thế giới nhưng lại không ai biết đến sản phẩm của Việt Nam, có những sản phẩm XK còn mang danh nghĩa của nước khác. Vì sao lại như vậy?
Theo chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân, nguyên do bắt nguồn từ việc DN Việt Nam có một thời gian dài chỉ chú trọng tới số lượng XK, chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu. Nông sản của Việt Nam chỉ được XK dưới dạng thô, lợi ích kinh tế rất thấp dù sản lượng lớn, chất lượng cao. Ngoài ra, chi phí bảo hộ tốn kém cũng ảnh hưởng đến quyết định đăng ký bảo hộ của DN. Trong khi đó sự liên kết giữa các DN lại kém, các địa phương và bộ, ngành lại thiếu quan tâm đến chỉ dẫn địa lý đã khiến nhiều đặc sản nước ta bị DN nước ngoài nhái, “cướp” trắng.
Ông Nguyễn Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết: Việc phát triển thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên vẫn còn một số hạn chế như thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng, công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít; công tác quản lý giám sát thị trường hạn chế, hiện tượng bán trà trộn nhãn khác dùng bao bì, túi đựng, mạo danh Nhãn lồng Hưng Yên thường xuyên xảy ra; chưa gắn kết được sản xuất và tiêu thụ, chưa xây dựng được hệ thống phân phối ổn định...
Khai thác tài sản tri thức bản địa
Với nền kinh tế thị trường, nhất là nền kinh tế có độ mở như hiện nay, vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia (THQG) đang ngày một “nóng” lên ở mọi quốc gia. Hiện nay, có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình này. Ở khu vực Đông Nam Á, trừ Lào và Campuchia, thì các quốc gia còn lại cũng đang trong những giai đoạn thực thi chiến lược. Do đi sau nên cách thức tổ chức của Việt Nam còn nhiều hạn chế, thời gian đầu mới chỉ dừng ở mức xây dựng thương hiệu cho các DN lớn. Một mảng khá quan trọng cũng là mục tiêu mà chương trình THQG hướng đến là gắn việc xây dựng THQG với các sản phẩm vùng miền cho đến nay vẫn chưa được triển khai sâu rộng.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhìn nhận, việc xây dựng sức mạnh cạnh tranh tổng thể cho các sản phẩm mang THQG của Việt Nam trong đó có thương hiệu vùng miền của các địa phương có thế mạnh rất quan trọng. Thương hiệu sản phẩm gắn với các vùng miền sẽ có tác dụng quan trọng thúc đẩy XK. “Cho nên sắp tới chúng tôi sẽ đưa vào chiến lược thúc đẩy XK, gắn kết thương hiệu vùng miền với THQG”, ông Hải khẳng định. Bổ sung thêm thông tin, ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, một trong những định hướng hoạt động Chương trình THQG đến năm 2020 là xây dựng và phát triển thương hiệu tập thể theo ngành hàng hoặc chỉ dẫn địa lý cho đặc sản địa phương có năng lực cạnh tranh XK để xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm cho ngành.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng kèm theo điều kiện giảm thuế rất nhiều các mặt hàng, khả năng hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam khiến cho hàng Việt “khó sống” trên chính đất mình là rất cao, chứ chưa nói đến việc XK sang các quốc gia khác. Do vậy, việc quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm, THQG là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Song để xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên sân nhà và vương tầm ra thị trường quốc tế thì cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật để xây dựng và bảo hộ thương hiệu.
Một vị chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu cho rằng, nhiều địa phương hiện nay chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Muốn xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phương ngoài việc kết hợp với các điểm đến du lịch thì cần phải ý thức rõ đến vấn đề khai thác tài sản trí tuệ của địa phương, yếu tố tri thức truyền thống bản địa để phát triển thương hiệu sản phẩm địa phương mang đặc trưng của Việt Nam. Mỗi địa phương có nhiều tri thức bản địa, làm sao thương mại hóa, tích hợp tri thức đó vào sản phẩm để phát triển. Đặc biệt, việc mở rộng THQG, mở rộng các thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa phương, vùng miền sẽ có tính khuếch trương rất mạnh mẽ. Về phía các địa phương, cần quản lý tốt các chỉ dẫn địa lý không chỉ ở góc độ hành chính mà còn phải thương mại hóa.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Tạm giữ 3 xe gắn máy nghi đưa sang Campuchia tiêu thụ
- ·Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Mậu Tuất
- ·Vẫn chưa tuyên án nguyên Trưởng công an xã Phước Tân
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·6 tháng, cưỡng chế thi hành án 47 trường hợp
- ·Ngành nông nghiệp xử lý 184 trường hợp vi phạm hành chính
- ·11 tháng, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·Đến năm 2021, giảm 10
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·32.255 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông
- ·Các lỗi của người đi bộ sẽ bị phạt hành chính, truy cứu hình sự
- ·Kinh doanh khí gas lậu
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Hớn Quản: Xét xử án hình sự đạt 90,7% số vụ
- ·Phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên 2,539 tỷ đồng
- ·Hớn Quản tăng cường tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác phòng, chống tội phạm