【ti so y】Không cấm sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp, mua sắm, sửa chữa tài sản công
Làm rõ nguyên nhân,ôngcấmsửdụngchithườngxuyênđểnângcấpmuasắmsửachữatàisảncôti so y giải quyết vướng mắc giữa chi thường xuyên và chi đầu tư công |
Còn 2 cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật đầu tư công
Trong phiên họp chiều 9/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét việc giải thích quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công.
Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày, tại Luật Đầu tư công năm 2019, Khoản 1 Điều 6 về phân loại dự án đầu tư công quy định căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại thành: (a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án; (b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tại phiên họp |
Căn cứ các quy định của pháp luật, hiện đang có 2 cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật. Cách hiểu thứ nhất, Luật Đầu tư công quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; không có quy định hạn chế về đối tượng đối với các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước (NSNN, được thực hiện theo quy định của Luật NSNN). Theo cách hiểu này thì Luật Đầu tư công và NSNN quy định độc lập về phạm vi nhiệm vụ chi.
Cách hiểu thứ hai là theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công thì toàn bộ các dự án có cấu phần xây dựng để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng (thuộc hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất) và toàn bộ các dự án mua tài sản, mua và sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc (không có cấu phần xây dựng) thuộc đối tượng của Luật Đầu tư công, nên phải bố trí vốn đầu tư công để thực hiện.
Do Luật Đầu tư công ban hành (năm 2019), sau Luật NSNN (năm 2015), nên trường hợp này phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công. Theo đó, toàn bộ hoạt động đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, mua tài sản, mua và sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc phải sử dụng vốn đầu tư công.
Cách hiểu này có vướng mắc là hoạt động mua sắm tài sản; mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc (không có cấu phần xây dựng); hoạt động cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình, hạng mục công trình, chuyển đổi số, công nghệ thông tin... từ nguồn vượt thu, dự phòng là các hoạt động phát sinh cần thiết và đa dạng, thường không lường được trước và khó kế hoạch hoá theo giai đoạn 5 năm.
Trường hợp các hoạt động trên phải sử dụng vốn đầu tư công, khi đó sẽ phải đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm là không hợp lý, không kịp thời, hạn chế đa dạng hóa nguồn vốn thuộc NSNN, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan, đơn vị và quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ công của nhân dân. Để có cách hiểu thống nhất, khơi thông nguồn lực công, đáp ứng hoạt động của bộ máy nhà nước, Chính phủ đề nghị UBTVQH có văn bản giải thích quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công.
Lựa chọn phương án hướng dẫn hoặc giải thích luật
Về hình thức văn bản của UBTVQH, Chủ nhiệm UBTCNS Lê Quang Mạnh cho biết, UBTCNS đề xuất 2 phương án. Phương án 1, UBTVQH ban hành Nghị quyết giải thích pháp luật về nội dung trên; giao Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết giải thích pháp luật theo quy định tại Điều 51 của Nghị quyết ban hành quy chế làm việc của UBTVQH; phân công cơ quan chủ trì, cơ quan tham gia thẩm tra theo chức năng, nhiệm vụ. Phương án 2 là không ban hành Nghị quyết riêng của UBTVQH về nội dung này, chỉ ban hành văn bản Thông báo ý kiến kết luận của UBTVQH về Tờ trình của Chính phủ. |
Thẩm tra nội dung này, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) cho rằng, nội dung tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công là để phân loại dự án đầu tư công, không có nghĩa cấm sử dụng các nguồn vốn khác cho việc mua sắm, sửa chữa nhỏ, bảo trì, bảo dưỡng. Quy định của Luật Đầu tư công đã rõ, tuy nhiên, để giải quyết vướng mắc của Chính phủ về cách hiểu đối với khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công, tạo điều kiện cho Chính phủ xử lý dứt điểm các vướng mắc trên thực tiễn, các ý kiến trong Thường trực UBTCNS thống nhất việc trình UBTVQH xem xét, có ý kiến về nội dung này.
Thảo luận về nội dung Chính phủ trình, một số ý kiến trong UBTVQH cho rằng, trong các nghị quyết của Quốc hội, của UBTVQH đã quy định tương đối cụ thể về đầu tư công, do vậy không phải vướng về Luật Đầu tư công. Luật Đầu tư công chỉ phân loại dự án đầu tư công theo tính chất và theo quy mô, không liên quan đến các quy định về chi thường xuyên, vì vậy về lâu dài nên rà soát Luật NSNN và các quy định liên quan...
Phiên họp chiều 9/1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã làm rõ một số vấn đề các thành viên UBTVQH nêu về những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và Luật NSNN.
Kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết UBTVQH thống nhất kết luận Điều 6 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định về phân loại dự án đầu tư công theo tính chất (khoản 1) và theo mức độ quan trọng của quy mô (khoản 2) để làm căn cứ áp dụng các quy định pháp luật trong việc xác định trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện.
Điều 6 Luật Đầu tư công không quy định nhiệm vụ, khoản chi nào phải dùng vốn đầu tư công, cũng như không quy định phải dùng vốn đầu tư công để chi cho khoản chi cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất cho các dự án đã đầu tư xây dựng khi sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc.
UBTVQH khẳng định Luật Đầu tư công, Luật NSNN và các luật khác có liên quan không có quy định nào cấm sử dụng chi thường xuyên để thực hiện xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng mua sắm sửa chữa tài sản công được phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN bố trí dự toán hàng năm để thực hiện việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng, mua sắm, sửa chữa tài sản công.
Tuy nhiên, theo đề nghị của Chính phủ trong trường hợp cần thiết để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện nay, Chính phủ có thể xử lý theo hai hướng:
Thứ nhất, nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn về vấn đề này (hướng dẫn thực hiện quy định này trong Luật NSNN).
Thứ hai, nếu thấy cần thiết ban hành nghị quyết giải thích pháp luật, Chính phủ cần hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy trình của UBTVQH./.
(责任编辑:La liga)
- ·Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng
- ·Nhà ở kết hợp kinh doanh, cho thuê trọ: Cấm hay quản chặt?
- ·Trải nghiệm ‘sống hàng hiệu’ ở Grand Marina Saigon
- ·Huyện nợ công hơn 21,5 tỷ, tỉnh yêu cầu kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm
- ·Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục giảm
- ·Sợ cưới, lười sinh vì giá nhà cao, đề xuất sinh đủ hai con được mua nhà xã hộiội
- ·Doanh nghiệp xanh với chiến lược bền vững và tư duy sinh thái
- ·Libera Nha Trang ra mắt toà tháp đôi ‘Limited Ocean Suite’ The Paramount
- ·Liên minh châu Âu thông qua luật hạn chế khí methane từ dầu mỏ, khí đốt và than đá
- ·Nhà đầu tư bắt điểm ‘vàng’ chân sóng bất động sản Hà Nam
- ·Phải bố trí đất xây dựng nhà công nhân khi lập quy hoạch khu công nghiệp
- ·Nhiều chung cư bị đình chỉ do vi phạm PCCC; dự án nghìn tỷ bị theo dõi đặc biệt
- ·Đưa 30ha đất khỏi rừng phòng hộ sân golf Đồi Cù 'không hợp thức hóa sai phạm’
- ·Ai chịu trách nhiệm khi loạt chung cư chưa nghiệm thu đã cho dân vào ở?
- ·190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024
- ·Vị trí đắc địa siêu kết nối tạo sức hút vượt trội cho ‘đảo nhà giàu’
- ·Mô hình clubhouse độc đáo tại dự án Sycamore Bình Dương
- ·4 cách đơn giản khiến phòng tắm rộng bất ngờ
- ·Tuần này, phiên chất vấn của Quốc hội sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày làm việc
- ·Dự án căn hộ cao cấp ẩn sau 2.000 tỷ đồng trái phiếu vụ Vạn Thịnh Phát