【keoc1】Hướng đi mới cho ngành công nghiệp xi măng
Thua lỗ và xin trả nợ giúp
Theướngđimớichongànhcôngnghiệpximăkeoc1o báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm của Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM), VICEM cho biết: Từ đầu năm đến nay, lợi nhuận của Công ty sau khi trừ đi chi phí tài chính chỉ còn 314 tỉ đồng, đạt 25,1% so với kế hoạch. Trong 7 đơn vị sản xuất xi măng lớn của VICEM (xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên, Hoàng Mai, Tam Điệp) thì duy nhất Công ty xi măng Hoàng Thạch có lãi. Ngoài ra, tính đến hết tháng 6 tổng lượng xi măng tồn kho của VICEM đã lên tới 1,35 triệu tấn.
Ngày 29-8, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 1488/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, định hướng tới năm 2030. Theo đó, đầu tư phát triển công nghiệp xi măng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan và bảo đảm an ninh, quốc phòng. |
Lý giải cho tình trạng các nhà máy xi măng thời gian qua hoạt động kém hiệu quả, ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng: Nguyên nhân chính khiến tình trạng dư thừa xi măng thời gian qua là do Chính phủ thực hiện Nghị quyết 11, cắt giảm đầu tư khiến cho lượng xi măng tiêu thụ sụt giảm. Ngoài ra, việc khó khăn các DN xi măng đang phải đối mặt là giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao, làm giảm lợi nhuận của các DN.
Về việc Bộ Tài chính phải trả nợ thay cho một số DN, ông Thiện cho rằng nguyên nhân là do có một số nhà máy thành lập trong 5 năm trở lại đây khi thành lập phải vay vốn nước ngoài. Giờ đến kỳ trả nợ thì chưa có điều kiện trả được nợ.
Trao đổi với báo giới tại buổi họp báo Chính phủ thường kì, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Xi măng là lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên đầu tư. Vì vậy, Chính phủ chủ trương bảo lãnh cho các dự án xi măng vay vốn nước ngoài. Từ 1-1-2010 đến nay, chúng ta thực hiện điều này theo Luật Quản lý nợ công. Trước đó thực hiện theo Quyết định 233/QĐ-TTg ngày 20-12-1999 và Quyết định 272/QĐ-TTg của 28-11-2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Tính đến ngày 31-8-2011, tổng mức Chính phủ bảo lãnh cho các dự án xi măng là 1.365 triệu USD với tổng số 16 dự án. Hiện nay có 4 dự án xi măng được bảo lãnh đang gặp khó khăn và khó có khả năng trả nợ, trong đó có các DN xi măng như: Đồng Bành 45 triệu USD, xi măng Thái Nguyên 59 triệu USD, xi măng Tam Điệp 132 triệu USD, xi măng Hoàng Mai 145 triệu USD.
Theo quy định hiện nay, đối với các khoản Chính phủ bảo lãnh, nếu DN không trả được nợ thì Bộ Tài chính sẽ ứng ra trả nợ nhiều nhất cho 3 kỳ. Cho đến nay, tất cả các dự án trên chưa đến mức quá 3 kỳ mà chưa trả được nợ. Sau 3 kỳ mà vẫn chưa trả được nợ, thực hiện theo Luật Quản lý nợ công, bán, thanh lý tài sản thế chấp để trả nợ.
Rà soát lại các dự án xi măng
Dự báo về tình hình tiêu thụ xi măng trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Thiện cho rằng đó vẫn còn là dấu hỏi lớn. Bởi vì theo ông Thiện, xi măng gắn liền với tình hình phát triển kinh tế. Nếu kinh tế phát triển thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN xi măng cũng sẽ sáng sủa hơn, lượng xi măng tiêu thụ được nhiều hơn.
Về vấn đề XK xi măng, đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng: “Đó chỉ là giải pháp tình thế trong năm nay mà thôi. Từ đầu năm đến nay đã XK được 3 triệu tấn xi măng. Nếu không XK được 3 triệu tấn ấy thì chắc chắn đó là số lượng sẽ tồn kho ở trong nước”.
Ngày 27-7-2011, Bộ Tài chính đã có văn bản báo cáo Chính phủ về tình hình trả nợ cho 4 dự án xi măng đã nói ở trên, đề nghị Chính phủ yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương rà soát lại kế hoạch phát triển các dự án xi măng, tập trung đầu tư để các dự án này nhanh chóng đưa vào sử dụng. Với những dự án đã đưa vào sử dụng rồi thì tháo gỡ tất cả khó khăn để hoạt động với công suất cao nhất, hiệu quả cao nhất, để có thể tạo ra các sản phẩm có lãi và trả được nợ.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ sẽ đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng rà soát lại các quy hoạch về phát triển ngành xi măng. Trong khi chờ quy hoạch mới, Bộ Tài chính kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ tạm thời ngừng cấp bảo lãnh đối với tất cả các dự án xi măng.
Đánh giá về chủ trương này, ông Nguyễn Văn Thiện cho rằng: “Hiện nay xi măng không còn được Chính phủ đặt trọng tâm phát triển như trước nữa mà hoạt động theo cơ chế thị trường, không còn là mặt hàng thiết yếu nữa mà chỉ nằm trong mặt hàng cần bình ổn. Có lẽ Chính phủ đang khó khăn nên cũng hạn chế việc phát triển ngành xi măng. Vì hiện nay cung cũng lớn hơn cầu rồi, sắp tới có khi phải giãn hay hoãn một số dự án xi măng”.
Lương Bằng
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá heo hơi hôm nay 29/4/2023: Tăng trong ngày đầu kỳ nghỉ
- ·Make visitors stay longer, Huế told
- ·Cooperation among ASEAN pillars key
- ·Gov’t provides update on VN workers in Taiwan fire
- ·NHNN không “siết chặt” tín dụng với bất động sản
- ·Party chief directs military tasks
- ·Việt Nam calls for UN’s comprehensive strategy to maintain peace
- ·PM bids farewell to outgoing Danish ambassador
- ·Khơi thông nguồn vốn tín dụng ngân hàng 'chảy' vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
- ·Top Lao leader to pay official friendly visit to Việt Nam
- ·Diễn đàn Doanh nghiệp
- ·Stronger Asia
- ·Moroccans on visit
- ·President wants justice system to improve
- ·Thăng trầm cây tràm
- ·New resolution an action plan to advance corruption fight
- ·Potential cooperation in science education for Việt Nam, RoK
- ·VN, Russia seek to strengthen partnership
- ·Bảo hiểm nhân thọ giúp cân bằng rủi ro và lợi nhuận
- ·Việt Nam, Laos seek to enhance border co