【ket qua nhat ban】Thủ tướng: Tìm những trụ cánh để đưa Việt Nam vươn cao
Sáng 30/12,ủtướngTìmnhữngtrụcánhđểđưaViệtNamvươket qua nhat ban Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương đã khai mạc dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Dự hội nghị có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng và 11 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố tại các đầu cầu trực tuyến.
Diễn ra trong 1,5 ngày và sử dụng hệ thống e-Cabinet, hội nghị năm nay bên cạnh soi chiếu lại hành trình của 1 năm "bứt phá", điều quan trọng hơn, sẽ tập trung thảo luận các hạn chế, vướng mắc để tháo gỡ, hay những vấn đề liên vùng, liên ngành đòi hỏi sự phối hợp cũng như tiếp tục tìm các giải pháp mạnh mẽ khơi thông và huy động mọi nguồn lực cho phát triển.
Đạt được nhiều mục tiêu khó cùng lúc
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá những thành quả kinh tế - xã hội (KTXH) có được năm 2019 đã chứng minh rằng với ý chí, nỗ lực, tinh thần đoàn kết, cùng với quyết tâm lớn, chúng ta sẽ đạt được nhiều thành quả, trong đó có những mục tiêu tưởng chừng như rất khó đạt được cùng lúc. Đó là quy mô càng lớn càng khó có thể tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, với Việt Nam điều này đã không đúng. Năm 2018, quy mô kinh tế Việt Nam đạt gần 250 tỷ USD lớn gấp 9,3 lần so với thời điểm bắt đầu đổi mới năm 1986 và gấp gần 1,3 lần so với năm 2015. Tuy nhiên, nếu như năm 2016 chúng ta chỉ tăng trưởng 6,21% thì năm 2019 chúng ta đạt tăng trưởng lên đến 7,02%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2019 đạt hơn 262 tỷ USD.
"Điều này cho thấy quy mô càng lớn thì việc đạt được thêm 1 điểm phần trăm tăng trưởng sẽ càng khó hơn nhưng không phải là không thể đạt được" - Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cũng chỉ ra không phải lúc nào cũng đánh đổi giữa số lượng và chất lượng tăng trưởng, giữa tăng trưởng cao và tăng trưởng bền vững. Một số quan điểm cho rằng các nước đang phát triển ở giai đoạn tiền công nghiệp hóa, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh thường phải chấp nhận suy giảm yếu tố môi trường và xã hội. Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ luôn nhất quán với thông điệp không đánh đổi, hy sinh môi trường để lấy tăng trưởng, xác định công thức 3 trong 1 của sự phát triển là KTXH và môi trường.
Theo Thủ tướng, mỗi kết quả đạt được là sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự đồng thuận, phối hợp của cả hệ thống chính trị; cùng với quyết tâm và sáng tạo vượt khó của hàng triệu công chức, viên chức, cán bộ trong từng xã, huyện, tỉnh, thành phố và Trung ương. Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến từng người dân, từng công chức, viên chức ở mọi vị trí đã tận tụy làm việc trong năm qua.
Việt Nam có thể trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045
Việc tiếp tục duy trì được sức tăng trưởng cao như hiện nay trong 2 thập niên tới sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào đúng năm 2045 - cột mốc có ý nghĩa lịch sử trọng đại của dân tộc. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần lỡ một nhịp tăng trưởng, cột mốc đó sẽ bị lùi lại ít nhất vài năm. "Vì vậy, năm nào tôi cũng muốn nhắc lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước là "không ngủ quên trên vòng nguyệt quế" - Thủ tướng bày tỏ.
Tại hội nghị, Thủ tướng đề nghị các đại biểu cùng thảo luận kỹ, cho ý kiến về phương châm hành động của năm 2020, qua đó xác định những trọng tâm cho chỉ đạo điều hành như tại nội dung dự thảo các nghị quyết cho năm 2020 sẽ được trình bày, trong đó tập trung vào 9 nhóm vấn đề lớn mang tính gợi mở.
Trong đó có vấn đề làm sao để tiếp nối và phát huy cao hơn nữa những thành quả KTXH đã đạt được trong năm 2019; tháo gỡ những rào cản về môi trường kinh doanh, sửa đổi ngay những bất cập về cơ chế chính sách, pháp luật; khơi thông hơn nữa các đột phá chiến lược thúc đẩy sự chủ động, quyết liệt, sáng tạo, hành động; phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám quyết định, dám chịu trách nhiệm, kiểm soát, chấm dứt được tình trạng nhũng nhiễu, chi phí không chính thức, "tham nhũng vặt" v.v…
Đồng thời, chỉ ra những động lực mới cho tăng trưởng hay gây dựng động lực cho tăng trưởng của năm 2020 và các năm tiếp theo; tạo nền tảng cho kinh tế số phát triển tăng tốc trong năm 2020 và những năm tới; tạo đột phá về cơ chế phân cấp, phân quyền và giao trách nhiệm cho địa phương để thúc đẩy tinh thần hành động quyết liệt, sự năng động, sáng tạo trong thực thi các chủ trương, chính sách đã được ban hành ở Trung ương….
Dẫn lời Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn từng nói: "Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu trụ cánh ấy thì cũng chim thường thôi", Thủ tướng đề nghị hội nghị cùng thảo luận trả lời câu hỏi lớn: Để đưa KTXH Việt Nam vươn cao, chúng ta cần những trụ cánh gì?
Sau phát biểu của Thủ tướng, hội nghị đã nghe các Phó Thủ tướng trình bày về: Báo cáo tình hình KTXH năm 2019; Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP; Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2019; Dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020 (Nghị quyết 01); Dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 (Nghị quyết 02)…
Báo cáo tóm tắt về tình hình KTXH năm 2019, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển KTXH năm 2019, là năm thứ 2 liên tiếp đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 7 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Sau 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ đồ đất nước ta chưa bao giờ có được như ngày hôm nay, như lời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã phát biểu. Trong đó, một kết quả nổi bật của năm 2019 là tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu khu vực và thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt, CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79%, là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua. Thị trường tài chính, tiền tệ và tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt và duy trì ổn định phù hợp; dự trữ ngoại hối khoảng 79 tỷ USD (năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 20 tỷ USD). Hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng hạng từ BB- lên BB với triển vọng "tích cực". Tổng thu NSNN ước tính đạt trên 1.400 nghìn tỷ đồng; tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng, đạt 26,6%; bội chi NSNN khoảng 3,44% GDP; nợ công giảm còn 56,1% GDP (năm 2016 là 64,6% GDP). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 33,9% GDP; tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng lên 46%. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2%; vốn FDI thực hiện đạt mức kỷ lục 20,4 tỷ USD. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm, xuất nhập khẩu vẫn tăng và đạt mức kỷ lục 517 tỷ USD; xuất khẩu tăng 8,1%, trong đó xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng mạnh; xuất siêu năm thứ tư liên tiếp và đạt 9,9 tỷ USD. |
H.Y
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá heo hơi hôm nay 24/10/2023: Bất ngờ đảo chiều, tăng khắp nơi
- ·Từng bước nâng chất
- ·Dấu ấn nhiệm kỳ
- ·Tuổi trẻ Tân An: Chung tay chuyển đổi số
- ·Chuyện quá khứ sẽ gây bất hạnh?
- ·Hiệu quả từ mô hình gắn kết hội viên phụ nữ
- ·Phát huy truyền thống vẻ vang
- ·Nơi ấy, cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh và đồng đội từng vào sinh ra tử
- ·Bảng giá iPhone chính hãng tháng 8/2024: iPhone 15 giảm sâu kỷ lục
- ·Kết quả đáng ghi nhận trong thực hiện chương trình “1 triệu sáng kiến”
- ·Giá vàng hôm nay (26/6): Giá giảm, có nên mua?
- ·Nhiệm kỳ với nhiều kết quả ấn tượng
- ·Tiếp tục xác định và thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng Đảng
- ·Hội thi Bí thư chi đoàn giỏi
- ·Hội nông dân Thị trấn Hậu Nghĩa
- ·Dễ dàng, tiện lợi khi đăng ký xe tại công an cấp xã
- ·108 cán bộ công đoàn cơ sở được tập huấn nghiệp vụ
- ·Phát huy vai trò của dân vận
- ·Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của xã hội
- ·Đảm bảo các điều kiện vận hành dữ liệu quốc gia về dân cư đúng tiến độ