【nhận định trận hà lan】Tài xế ô tô cố tình tông vào người đi xe máy sau cuộc cãi vã
Tài xế ô tô cố tình tông vào người đi xe máy sau cuộc cãi vã
Gia An(Dân trí) - Sau khi lời qua tiếng lại, người điều khiển ô tô đã đánh lái "húc" vào người đi xe máy. Tình huống xảy ra tại Ấn Độ, có thể là bài học cho cả tài xế ở nước ta.
Theo Postsen, mạng xã hội Ấn Độ mới đây xôn xao trước một tình huống va chạm giao thông trên tuyến đường Tamil Nadu ở địa phương. Theo đó, người lái chiếc ô tô màu trắng và người đi xe máy đã xảy ra cãi vã, điều này tiếp tục ngay cả khi hai phương tiện đang lưu thông trên đường.
Người đàn ông trên xe máy liên tục chỉ tay về phía tài xế ô tô. Không chịu dừng lại, chiếc ô tô màu trắng sau đó đã đánh lái sang bên phải, theo chiều đi của mình, húc vào chiếc xe máy. Hậu quả là người đàn ông trên xe máy bị mất thăng bằng, rơi túi đồ xuống đường, nhưng sau đó đã kịp xử lý để dừng xe lại.
Chiếc ô tô bị hư hỏng nhẹ phần đầu, tài xế bước ra khỏi xe và tiếp tục lời qua tiếng lại với người đàn ông đi xe máy.
Đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội không cho thấy toàn bộ nguyên nhân của câu chuyện trên. Trang Postsen nói rằng người đàn ông đi xe máy đã quyết định rời đi dù mình vừa bị người khác tông xe vào. Nhiều ý kiến đã lên án hành động của lái xe ô tô, cho rằng nó có thể gây hậu quả khó lường.
Theo CarToq, khi gặp tình huống tương tự thì các tài xế nên "hạ nhiệt" căng thẳng thay vì để vấn đề đi xa.
Tránh gây hấn:Nếu gặp ai đó có hành vi hung hăng trên đường, đừng phản ứng lại và cũng đừng trả đũa. Hãy tập trung vào việc lái xe và sự an toàn của bản thân, duy trì khoảng cách an toàn với các phương tiện khác và đừng quên rằng sự an toàn là quan trọng nhất.
Tránh bấm còi không cần thiết:Việc bấm còi quá mức có thể khiến căng thẳng tăng cao. Hãy sử dụng còi xe một cách văn minh và chỉ dùng khi thực sự cần thiết, chẳng hạn như khi cần cảnh báo cho người và các phương tiện khác về một mối nguy hiểm nào đó.
Nhường đường và kiên nhẫn:Nếu gặp một tài xế nào đó đi ẩu hoặc tỏ ra thiếu kiên nhẫn, hãy cứ để họ vượt qua. Tránh việc chặn đường hoặc đối đầu không cần thiết với những người này và càng không nên để sự hung hăng của người khác ảnh hưởng đến tâm trạng và việc lái xe của bản thân.
Xử lý "nguội":Nếu chứng kiến những trường hợp lái xe ẩu hoặc hung hăng gây nguy hiểm, hãy tìm cách báo cáo tới lực lượng chức năng theo cách phù hợp. Quay lại video, sử dụng camera hành trình ghi được hành vi, kèm theo biển số để gửi cho CSGT là một ví dụ.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Nhiều sinh viên xuất sắc ra trường, doanh nghiệp phải đào tạo lại
- ·Vụ 470 bò sữa chết sau tiêm vaccine: Đề nghị bồi thường trong tháng 10
- ·8 nguyên tắc vàng để phòng đột quỵ
- ·Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- ·Cung cấp kiến thức, kỹ năng về an toàn lao động cho cán bộ công đoàn
- ·Lý do hàng loạt nhân viên y tế trường học bị "lãng quên" vị trí việc làm
- ·Matthew Wolff tiếp tục dẫn đầu giải đấu ở Mexico
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Cựu số một thế giới Simona Halep bị cấm thi đấu 4 năm
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Lao động Việt làm việc "chui" ở nước ngoài: Chật vật kêu gọi hồi hương
- ·Bí quyết nâng cấp sức khỏe và sắc đẹp, tự tin đón năm mới
- ·Chàng trai Việt nhận mưa lời khen khi giúp cụ bà Nhật Bản sửa bồn cầu
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·"Đánh cược" sang Hàn Quốc lao động, cô gái nghèo có cuộc sống như mơ
- ·Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- ·Lũ cao hơn 4m nhấn chìm cả gia tài, nông dân khóc nấc vì tiếc của
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Chủ tịch tỉnh nêu điều kiện để không còn cảnh phải giải cứu nông sản