【tai xiu bong da hom nay】Doanh nghiệp thủy sản mong muốn Đề án cải cách kiểm tra chất lượng, ATTP sớm áp dụng
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Nhiều nội dung cải cách mới
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) đối với hàng hoá nhập khẩu” là kế thừa và quyết sách, được cộng đồng doanh nghiệp (DN), các chuyên gia kỳ vọng, đánh giá cao và mong sớm hiện thực ở một văn bản quy phạm pháp luật cấp Nghị định vì mục tiêu hội nhập, giảm chi phí xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Liên quan Dự thảo phiên bản ngày 4/6/2021 của Nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu, VASEP và DN thuỷ sản đánh giá cao Bộ Tài chính và Ban soạn thảo của Bộ Tài chính đã luôn chủ động và tích cực trong việc tổng hợp, rà soát, tiếp thu ý kiến và xây dựng các quy định trong Dự thảo để cộng đồng DN và các cơ quan có thể làm thủ tục nhập khẩu theo cơ chế một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Đánh giá cao tầm quan trọng của đề án và dự thảo, nên trong suốt 5 tháng qua, VASEP cùng các hiệp hội ngành hàng khác đã theo sát các dự thảo và tiến trình, ghi nhận và đánh giá cao việc Ban soạn thảo của Bộ Tài chính đã chủ động tổ chức nhiều cuộc họp trao đổi, góp ý cho dự thảo với các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng DN; lắng nghe và tiếp thu các góp ý, đề xuất tích cực, phù hợp từ các Hiệp hội, DN – mà gần đây nhất là cuộc họp sáng ngày 11/6/2021 với 8 Hiệp hội ngành hàng có liên quan.
Đối với các nội dung về kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá trong Dự thảo, VASEP hoàn toàn nhất trí với những cải cách mới được đưa ra trong dự thảo, mà vai trò và trách nhiệm của DN và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan được rõ ràng và đầy đủ. Các cải cách mới đã được thiết kế theo sát chỉ đạo tại Quyết định 38/2021/QĐ-TTg, bao gồm việc kiểm tra theo mặt hàng, kiểm tra theo mức độ rủi ro…
Đối với các nội dung kiểm tra nhà nước về ATTP, VASEP và các hiệp hội về thực phẩm đã xem xét kỹ và thấy rằng Dự thảo ngày 4/6/2021 đã tiếp thu được hầu hết những cải cách tích cực, hiệu quả trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP. VASEP ghi nhận và đánh giá cao Ban soạn thảo đã đánh giá, tiếp thu từ nhiều nguồn, nhiều ý kiến triệt để nguyên tắc quản lý rủi ro mà Nghị định 15/2018 đã tiên phong – trong đó đặc biệt là danh mục hàng hoá miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu.
Dự thảo cũng đã đưa một cải cách mới về việc cho phép đăng ký thực phẩm chứa phụ gia mới (chưa có trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP) vào trong Dự thảo để tháo gỡ khó khăn cho các DN tồn tại từ nhiều năm nay.
Thực hiện 1 cửa thay vì 2 cửa
VASEP và các DN đề xuất, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp xem xét đưa vào Dự thảo Nghị định quy định những sản phẩm thực phẩm đang phải kiểm dịch và những thực phẩm vừa phải kiểm tra ATTP, vừa kiểm dịch cũng được làm thủ tục hoàn chỉnh trên hệ thống 1 cửa quốc gia, thay vì 2 cửa vừa nộp trên hệ thống 1 cửa, vừa nộp hồ sơ giấy như hiện nay, để tháo gỡ một khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh nhiều năm qua mà Nghị định 15/2018/NĐ-CP chưa giải quyết được.
Các quy định về quản lý, phương thức, cơ chế đối với nhóm “kiểm dịch” và “vừa kiểm dịch, vừa kiểm ATTP” như hiện nay sẽ được trao đổi, thống nhất tại một văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTTN) tại các thông tư của bộ này.
VASEP đưa ra lý do, thực phẩm trên thế giới có 2 nguồn, từ động vật và từ thực vật. Với nguồn từ động vật, Bộ NNPTNT đang quy định (danh mục, phương thức kiểm tra, thủ tục…) tại 4 Thông tư. Tuy nhiên, cả 4 Thông tư này đều là “Kiểm dịch nhập khẩu” Như vậy, hầu hết sản phẩm hàng hoá có nguồn gốc động vật (trên cạn, dưới nước) là thực phẩm đều đang phải thực hiện kiểm dịch – theo phương thức và thủ tục riêng quy định trong các thông tư của Bộ NNPTTN, trong khi đúng theo thông lệ quốc tế và cơ sở khoa học, thì hầu hết các sản phẩm dùng làm thực phẩm chỉ kiểm tra ATTP nhập khẩu.
Đánh giá và nhận định sơ bộ của Hiệp hội và các chuyên gia, với quy định hiện hành của Bộ NNPTNT, có đến ít nhất 70% thực phẩm sẽ không thuộc phạm vi của dự thảo nghị định mới.
Việc loại trừ các sản phẩm phải kiểm dịch và các thực phẩm vừa kiểm tra ATTP vừa kiểm dịch ra khỏi Đề án Dự thảo Nghị định này sẽ dẫn đến bất cập lớn là cùng nhóm hàng thực phẩm, nhưng phải chia ra 2 loại thủ tục, 2 biểu mẫu khác nhau, làm ở 2 cửa khác nhau, 2 quy trình khác nhau; cũng như làm hiệu quả cải cách giảm đi rất nhiều, vì đa số thực phẩm vẫn phải làm theo quy trình cũ. Khi chưa thể cải cách được quy định và quy trình kiểm dịch, thì việc cải cách để đưa thủ tục kiểm dịch lên hệ thống 1 cửa quốc gia sẽ giúp công khai, minh bạch, giảm thời gian và chi phí cho xã hội và đúng với chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về phát triển Chính phủ điện tử.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cá chết trên sông La Ngà: Vì sao nguồn nước nhiễm độc vượt ngưỡng nhiều lần?
- ·Nguyên nhân nữ sinh viên trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên tử vong
- ·Tài xế vi phạm nồng độ cồn tông xe vào trung tá công an
- ·Quảng bá văn hoá ẩm thực dân tộc Việt Nam tại Pakistan
- ·Thực hư thông tin uống nhiều nước tăng lực sẽ bị viêm gan B cấp tính
- ·Chào giá bán gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid
- ·Xuất khẩu dệt may gặp khó đầu năm
- ·Bài 1: Hợp đồng khai thác cơ sở hạ tầng – thực trạng và giải pháp
- ·Thủ tướng: Việt Nam là điểm đến an toàn tự nhiên, các bãi biển đầy nắng, không khí rất tốt
- ·Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng nhẹ tháng cuối năm
- ·Trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sỹ góp phần làm rạng rỡ non sông, đất nước ta
- ·Đi chơi để kích cầu
- ·Nhân chứng kể lại việc bắt kẻ đòi hiếp dâm chủ tiệm thời trang
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: “Người chạy chức chạy quyền là không dùng“
- ·Kiến nghị từ 1/5, bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo, cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thư
- ·CBRE là đơn vị cho thuê độc quyền Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang
- ·Thúc đẩy kết nối giữa Hà Nội, Hà Nam và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- ·Quản lý chặt chẽ hàng dự trữ từ khâu nhập đến xuất kho
- ·Vụ thảm án 5 người bị sát hại ở Bình Tân: Yêu cầu thực nghiệm lại hiện trường
- ·Các cơ quan, tổ chức đã có ý thức trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản công