【nongdaso】Tạo cơ sở pháp lý để xây dựng nền quốc phòng toàn diện
Dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) đã chỉnh lý có bố cục gồm 7 Chương,ạocơsởpháplýđểxâydựngnềnquốcphòngtoàndiệnongdaso 41 Điều quy định về nguyên tắc, chính sách; hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng.
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi).
Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra chủ trì phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu, giải trình chỉnh lý dự thảo luật, đồng thời gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội.
Thảo luận cho ý kiến vào dự thảo luật, đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội đồng tình cao với các nội dung trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quốc phòng (sửa đổi) và cho rằng, dự thảo luật đã tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng nền quốc phòng toàn diện, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia.
Liên quan đến quy định về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng quy định tại Điều 16, đại biểu Quốc hội Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) bày tỏ tán thành với quy định của dự thảo luật về vấn đề này để tạo hành lang pháp lý, khắc phục bất cập trong thời gian qua. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật các chính sách hỗ trợ cho quân nhân trong điều chuyển công tác; quy định cụ thể nội dung về hậu phương quân đội.
Giải trình về vấn đề này, trong báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quan điểm xây dựng Luật Quốc phòng chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản, chính sách lớn về quốc phòng. Đối với những nội dung cụ thể do các luật chuyên ngành điều chỉnh và thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉnh lý một số quy định như dự thảo luật.
Trước đó, có ý kiến cho rằng, quy định “bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định” là quá rộng, cần quy định những nguyên tắc hoặc quy mô dự án để dễ thực hiện. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định tại dự thảo luật là cơ bản kế thừa khoản 2 Điều 11 Luật Quốc phòng hiện hành, đồng thời đã được nghiên cứu bổ sung, chỉnh lý để bảo đảm chặt chẽ, tránh bỏ sót nhằm hạn chế những tồn tại, vướng mắc, vì qua thực hiện thẩm định mới biết được việc liên quan đến quốc phòng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án về kinh tế - xã hội.
Liên quan đến phòng thủ quân khu, một số đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ về căn cứ quy định phòng thủ quân khu. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt đã phát biểu nêu rõ: Dự thảo luật quy định phòng thủ quân khu là thể chế Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.
Mặc dù quân khu không phải là cấp hành chính, song có vị trí, vai trò chiến lược trong phòng thủ đất nước để bảo vệ từng vùng, miền, hướng chiến lược. Quân khu có chức năng, nhiệm vụ phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý Nhà nước về quốc phòng trên địa bàn.
Theo ông Võ Trọng Việt, khi có chiến sự, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh quân khu lãnh đạo, chỉ đạo và chỉ huy thống nhất lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ địa phương; đồng thời, quân khu mới có đủ lực lượng, phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng mà cấp tỉnh, cấp huyện không giải quyết được. Thực tế, hơn 70 năm qua cho thấy các quân khu đã đóng góp quan trọng vào các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trước phiên thảo luận này, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam và nghe báo cáo thẩm tra về dự án luật này./.
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng hôm nay (10/7): Tâm lý lạc quan đang quay trở lại
- ·Việt Nam hailed for high rate of female participation in UN peacekeeping mission
- ·Việt Nam highly values WHO’s close technical partnership: official
- ·Việt Nam determined in commitments to addressing global challenges: Minister
- ·Vàng thế giới tăng trở lại, vàng trong nước vẫn đứng giá
- ·Việt Nam gives top priority to ties with Cambodia: PM
- ·Chinese navy ship visits Đà Nẵng
- ·Việt Nam holds important position in Mongolia's foreign policy: official
- ·Thông tắc cống tại Hoàn Kiếm hiệu quả, triệt để, giá rẻ
- ·Việt Nam values comprehensive partnership with US: PM
- ·NHNN: Từ ngày 15/3, các mức lãi suất điều hành sẽ giảm từ 0,5
- ·Slovenia to prompt EC to remove IUU yellow card for Việt Nam
- ·Vietnamese Party leader hosts Australian Prime Minister
- ·National Assembly approves appointment of new environment minister
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để các tài năng bị thui chột
- ·Việt Nam calls on countries to respect int'l law for a peaceful, stable Asia and the world
- ·Việt Nam wishes to contribute more to the future of Asia: Ambassador
- ·Australian PM’s Việt Nam visit to give impulse to bilateral ties: Ambassador
- ·Các loại thiết bị đo đạc giám sát tài nguyên nước phải đáp ứng yêu cầu mới từ 1/7/2024
- ·PM Chính sets out on trip to attend expanded G7 Summit