【bong da 88 keo】Sửa đổi biểu thuế xuất nhập khẩu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Nguồn: Tổng cục Hải quan. Đồ họa Văn Chung |
Sửa đổi biểu thuế để đạt đa mục tiêu
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP (Nghị định 26) của Chính phủ về Biểu thuế Xuất khẩu, Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi (MFN), Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP (Nghị quyết 58) về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2023. Trong đó, Bộ Tài chính được giao: “tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội rà soát trình Chính phủ điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước”. Đồng thời, Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của các bộ, ngành và hiệp hội về việc sửa đổi thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng.
Thực hiện Nghị quyết số 58 của Chính phủ, để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và phòng chống gian lận thương mại trong phân loại, áp mã, trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, Bộ Tài chính đã rà soát các mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước.
Kết quả rà soát cho thấy có 2 nhóm vấn đề, đó là: Các mặt hàng xem xét điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, tạo thuận lợi thương mại, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, phòng chống gian lận trong phân loại, áp mã. Nhóm vấn đề thứ hai là các mặt hàng đề xuất chưa điều chỉnh do mức thuế suất hiện hành đã đảm bảo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
Theo đó, Bộ Tài chính nhận thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 26 để đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Đồng thời, việc sửa đổi sẽ khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm giá thành sản phẩm để tăng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu; góp phần ổn định thị trường, nhất là đối với sản phẩm trong nước đã sản xuất được và đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
Bảo hộ doanh nghiệp trong nước, chống gian lận thương mại
Trong đề xuất sửa đổi lần này, Bộ Tài chính tập trung vào 2 nhóm vấn đề, trong đó có các mặt hàng xem xét điều chỉnh để bảo hộ doanh nghiệp trong nước, tạo thuận lợi thương mại, phòng chống gian lận trong phân loại áp mã. Trong đó có nhiều mặt hàng, như: khô dầu đậu tương để sản xuất thức ăn chăn nuôi; hàng hạt nhựa polypropylene (PP) và nhựa polyethylen (PE)...
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an và một số hiệp hội kiến nghị điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng khô dầu đậu tương từ 2% xuống 0%. Mặt hàng khô dầu đậu tương là một trong những nguyên liệu quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong nước cũng đã sản xuất được một phần (như một số nhà máy ép dầu ăn sản xuất). Việc điều chỉnh giảm mức thuế suất MFN có thể dẫn đến giảm nhu cầu, ảnh hướng đến sản xuất trong nước và tăng sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, qua đó tác động trực tiếp tới hoạt động chăn nuôi của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án đó là giữ nguyên mức thuế suất MFN và điều chỉnh mức thuế suất MFN từ 2% xuống 1% (thay cho phương án giảm xuống 0% như đề xuất).
Việc không giảm thuế sẽ góp phần ổn định chính sách, không xáo trộn hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi và doanh nghiệp chăn nuôi trong nước. Ngoài ra, do trong nước đã sản xuất được 35% nhu cầu nội địa nên mức thuế suất MFN 2% (so mới mức trần WTO 5%) là hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tiếp tục sản xuất. Nếu không có chính sách bảo hộ nhất định cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước thì Việt Nam phải tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu.
Hay như mặt hàng hàng hạt nhựa polypropylene (PP) và nhựa polyethylen (PE), Bộ Tài chính nhận được kiến nghị tăng thuế suất MFN đối với mặt hàng hạt nhựa PP và PE thuộc các mã hàng 3902.90.90, 3901.10.92, 3901.20.00 và 3901.40.00 từ 0% lên 3%. Việc điều chỉnh ngay mức thuế suất MFN của 4 mã hàng hạt nhựa PP và PE đang có mức thuế suất 0% lên mức 3% có thể góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với các mặt hàng này như sau: Phương án 1, quy định mức thuế suất MFN 2% đối với mặt hàng hạt nhựa PP và PE thuộc 4 mã hàng nêu trên, mà chưa điều chỉnh thuế suất lên mức 3% như kiến nghị, trong trường hợp mặt hàng hạt nhựa PP và PE sản xuất trong nước có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam.
Phương án 2 là giữ nguyên mức thuế suất MFN 0% trong trường hợp mặt hàng hạt nhựa PP và PE sản xuất trong nước chưa cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành sản xuất nhựa ở Việt Nam.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Theo các chuyên gia kinh tế, việc thực hiện các nghị định về ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) trong thời gian qua đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường xuất khẩu, hạn chế việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Đồng thời, duy trì biểu thuế đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu MFN quy định tại các nghị định đã đảm bảo phù hợp với cam kết cắt giảm thuế quan trong WTO và các cam kết quốc tế về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên. Ngoài ra, đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc ban hành Biểu thuế, thuế suất quy định tại Điều 11 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; đảm bảo duy trì lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thực hiện các nghị định về biểu thuế đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy xuất khẩu; hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Đồng thời, việc thực hiện này đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Qua đó, sản xuất trong nước được thúc đẩy phát triển, kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo thống kê, năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) đạt 282,4 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu (KNNK) đạt 262,7 tỷ USD. Năm 2021, tổng KNXK đạt 335,5 tỷ USD, tổng KNNK đạt 299,8 tỷ USD, tăng 14,1% so với năm 2020. Năm 2022, tổng kim ngạch XNK của cả nước đạt 730,28 tỷ USD, tăng 9,2%, tương ứng tăng 61,28 tỷ USD so với năm 2021; trong đó, xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% (tương ứng tăng 35,14 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 358,9 tỷ USD, tăng 7,9% (tương ứng tăng 26,14 tỷ USD). Đây là các con số rất ấn tượng. Đáng chú ý, giai đoạn 3 năm qua, việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN của một số nhóm mặt hàng quan trọng, thiết yếu như thép, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, lúa mỳ, ngô, thịt lợn, trang thiết bị y tế..., đã hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và sự tăng giá liên tục của những hàng hóa này trên thị trường trong nước và thế giới. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hà Nội quyết liệt phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
- ·Hội Khuyến học tỉnh trao 250 suất học bổng
- ·Sáng mãi Sao Phú Riềng Đỏ
- ·Để có ngày khai trường háo hức
- ·Cháy lò thổi số 2 ở Công ty thép Hòa Phát khiến 3 công nhân thiệt mạng
- ·Tạo môi trường cho học sinh phát triển toàn diện
- ·Đối tượng và điều kiện dự thi ứng dụng công nghệ thông tin
- ·Bâng khuâng hai chữ “tình nguyện”
- ·Hiệp sĩ đường phố bị trộm đâm tử vong: Tài 'mụn' và đồng bọn đã có nhiều tiền án
- ·Thư viện cho thiếu nhi còn xa lắm
- ·PTT Vũ Đức Đam: Việt Nam hướng tới một thập niên phát triển bền vững hơn
- ·6 chứng chỉ được miễn thi môn Ngoại ngữ THPT 2016
- ·Lễ Khởi động Liên hoan Thanh niên Việt Nam
- ·Triển khai đồng loạt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” năm học 2016
- ·Giải cứu đội bóng Thái Lan: Không khí vui vẻ bên ngoài hang động
- ·Bé học lớp 1
- ·Những điểm đặc biệt thú vị về các tân giáo sư, phó giáo sư
- ·Tuyển sinh 2016: Môn Lịch sử không được nhiều học sinh Hà Nội lựa chọn
- ·Giá thuê container tăng phi mã, xuất khẩu rơi vào thế khó
- ·Chế độ học bổng và khen thưởng đối với học sinh trường DTNT