【ket quả v league】Bộ trưởng Công Thương điểm danh hàng loạt vụ livestream bán hàng hiệu giả
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 7,ộtrưởngCôngThươngđiểmdanhhàngloạtvụlivestreambánhànghiệugiảket quả v league Quốc hội khóa 15.
Vấn đề về công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử là một trong những nội dung sẽ được các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vào chiều 4/6.
Gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng online
Báo cáo về nội dung trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay những năm qua, thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ, trở thành xu hướng lớn trong thương mại toàn cầu.
Trong xu thế đó, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam cũng phát triển tích cực. Cụ thể, năm 2023, hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng 25% so với năm 2022. Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới.
Dự báo, trong những năm tới, hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng nhìn nhận, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử đặt ra những thách thức với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Vì vậy, Bộ Công Thương đã chú trọng triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.
Trong đó, thường xuyên theo dõi, giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm thông qua bán hàng online, livestream.
Năm 2023, Bộ Công Thương đã yêu cầu các sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường của Bộ đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng.
Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng rà soát, xử lý hàng trăm website/ứng dụng vi phạm mỗi năm, chuyển cơ quan công an xử lý nhiều vụ việc, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại quy mô lớn cho người dân.
Qua đó, nhiều vụ việc bán hàng giả/hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội nổi cộm đã bị triệt phá.
Điển hình như các vụ: Ansan Cosmetics – TP.HCM (thu giữ 7.678 đơn vị sản phẩm); TS Việt Nam - Hà Nội (thu giữ 14.000 sản phẩm với với tổng trị giá ước tính trên 11 tỷ đồng); Menshop79 – Hà Nội (2.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton giá trị hơn 20 tỷ đồng); 145 Hoàng Diệu - Lào Cai (thu giữ 237 mặt hàng với 158.014 sản phẩm); Vụ Bản – Nam Định (thu giữ gần 30.000 sản phẩm nhái nhãn hiệu Hermès).
Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã chuyển cơ quan điều tra vụ Mailystyle ở Hà Đông, Hà Nội (thu giữ hơn 126.000 sản phẩm không hóa đơn, chứng từ trị giá trên 20 tỷ đồng)…
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng chỉ rõ, công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử còn các tồn tại, hạn chế như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp.
Thương mại điện tử đang ngày càng có tác động lớn, đặc biệt với nhóm đối tượng trẻ, người cao tuổi, người dân sinh sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa,... trong đó đã phát sinh một số hệ lụy tiêu cực như lừa đảo trên không gian mạng, “nghiện mua hàng”.
Giả mạo bán hàng trên không gian mạng ngày càng tinh vi
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, nguyên nhân của tình trạng trên là do quy định về trách nhiệm và chế tài với hành vi vi phạm về hàng giả, hàng nhái còn thiếu và chưa đủ mạnh.
Các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo bán hàng trên không gian mạng ngày càng tinh vi. Trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng mới tham gia mua hàng online, dễ bị lôi kéo do các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ mua hàng giá rẻ; nguồn lực để giám sát, xử lý mỏng.
Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2020 và Nghị định số 17/2022, trong đó tăng cường chế tài với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến thương mại điện tử như: Bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số/nền tảng số trung gian, người có ảnh hưởng…
Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng để phát hiện, xử lý triệt để các đường dây, cơ sở, cá nhân vi phạm.
Theo chương trình chiều 4/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các nội dung liên quan đến ngành.
Cụ thể, các đại biểu sẽ đặt câu hỏi về công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các FTA (Hiệp định thương mại tự do) và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường.
Ngoài ra, việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng là một trong các vấn đề sẽ được các đại biểu quan tâm chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên.
Tại phiên chất vấn này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quảng Ninh: Gần 14.000 học sinh, trẻ mầm non chưa đến trường sau đợt nghỉ tết Mậu Tuất 2018
- ·Ericsson bổ nhiệm lãnh đạo mới ở thi trường Việt Nam
- ·Nền tảng Make in Vietnam đặt mục tiêu vươn mạnh ra thị trường Đông Nam Á
- ·Cổ phần hóa Tập đoàn Cao su: Tìm nhà đầu tư chiến lược trong nước
- ·Hà Giang: Ngộ độc nấm khiến hai người tử vong
- ·Doanh nghiệp ICT 'đổ bộ' Bình Phước xây dựng đô thị thông minh
- ·CMC Telecom cùng Check Point ‘hóa giải’ các mối đe dọa trong bảo mật Cloud
- ·Cổ đông lớn biến động mạnh, DIG đề cử con Chủ tịch làm thành viên HĐQT
- ·Đáp án môn Lý các mã đề 212, 213, 214, 215, 216 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Nền tảng Make in Vietnam bảo vệ doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số
- ·Lái xe bị 'tố' không trả lại ví và tiền khách để quên: Đại diện Grab lên tiếng
- ·Cướp dí súng đoạt đồng hồ Rolex đắt giá trong vài giây
- ·Những thầy cô cặm cụi ‘chuyển đổi số’ ở tuổi 60 và quả ngọt từ quyết định của Trường Lương Thế Vinh
- ·Trộm xe máy rồ ga tháo chạy nhưng điều bất ngờ xảy ra
- ·Tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine chống COVID
- ·Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới kinh tế số, xã hội số, cải thiện đời sống người dân
- ·Thừa Thiên Huế triển khai công tác khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu
- ·Bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại được trả nhuận bút, thù lao
- ·Trường đại học 4 nghìn tỷ của ông chủ FLC ở Hạ Long đào tạo những chuyên ngành gì
- ·Ông Đỗ Quang Hiển được vinh danh Doanh nhân châu Á năm 2017