【tỷ số bóng đá cúp anh】Ngày xuân nghe nhà khoa học tâm sự chuyện nghề
GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse,àyxuânnghenhàkhoahọctâmsựchuyệnnghềtỷ số bóng đá cúp anh Pháp): Đưa Toán học vào cuộc sống
Có nhiều nhà toán học trên thế giới sinh ra là để làm toán, sống là để làm toán, toán học là cuộc sống của họ, họ không bao giờ mảy may có ý nghĩ bỏ toán...Còn tôi, tôi làm toán là vì “nghiệp chướng”. Đã có nhiều lần tôi tìm cách đổi nghề mà không thành, “ông trời” vẫn “bắt” tôi làm toán, và vẫn nuôi tôi bằng nghề này...
GS Nguyễn Tiến Dũng
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo. Thời đó, ở Việt Nam tất nhiên hầu như ai cũng nghèo cả. Nhưng gia đình tôi thuộc loại nghèo của những người nghèo. Khi tôi còn bé, cả nhà 4 người bố mẹ, chị ruột, và tôi sống trong một căn phòng 9 mét vuông ở một ngõ nhỏ ở phố Huế (Hà Nội), mọi thứ bếp núc và công trình phụ là dùng chung tập thể. Bữa ăn no bụng là mừng rồi, thỉnh thoảng mới có ít “chất đạm”...Vì say sưa học toán và có được nhiều thày giỏi, bạn hay, nên khi học lớp 11 ở Chuyên toán Đại học Tổng hợp, tôi đã được chọn vào đội tuyển đi thi Olympic quốc tế. Sau khi thi IMO năm 1985, tôi và các bạn cùng đội tuyển được đặc cách tốt nghiệp phổ thông và cho đi du học...
Tôi sang Nga học rồi sang Pháp làm việc... Rồi khi đã thành GS, tôi vẫn bị cái số “vừa làm kỹ sư vừa đi bán thịt bò” chi phối. Vào cuối năm 2007 đầu năm 2008, tôi có làm về lĩnh vực tài chính cho một công ty trong một thời gian, với một mức lương khá tốt và thêm nhiều hứa hẹn này nọ, nếu tốt đẹp thì tôi có thể xin trường cho tạm nghỉ việc vài năm để chuyên tâm vào lĩnh vực đó. Nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, làm vài tháng là tôi thấy có quá nhiều vấn đề, và đặc biệt là “rủi ro về mặt đạo đức”, nên cuối cùng cái chân “giáo khổ trường công” vẫn là “nghèo nhưng mà sang”, là chỗ dựa an toàn của mình. Thực ra thì công việc làm GS không có gì đáng phàn nàn: nếu không quá bận tâm vấn đề kinh tế, thì việc dạy học không đến nỗi vất vả, và ngoài ra còn có nhiều thời gian tự do để nghiên cứu hay làm cái mình thích. Sau nhiều năm leo qua các bậc lương và trở thành “giáo sư hạng nhất”, lương của tôi bây giờ cũng không đến nỗi nào, có thể sống được mà không suốt ngày lo ngay ngáy về tiền nong, có thể thanh thản hơn.
Do quan tâm nhiều đến thị trường tài chính, mà tôi dần dần tìm hiểu nhiều về lĩnh vực toán tài chính, và nhận ra được một điều rằng đây là lĩnh vực ứng dụng rất quan trọng của toán, mà ở Viêt Nam đang rất thiếu. Đặc biệt trong bảo hiểm và quản lý rủi ro tài chính. Phần lớn các khủng hoảng tài chính là do yếu tố quản lý rủi ro không được coi trọng. Sự coi thường rủi ro đó tất nhiên có nhiều nguyên nhân, ví dụ như người quản lý tiền càng ôm nhiều rủi ro lại càng có lợi cho anh ta (và thiệt cho tiền mà anh ta quản lý). Tất cả những thứ đó đều có thể được mô hình hóa và giải quyết bằng các công cụ toán học. Bởi vậy tôi muốn góp phần vào việc phát triển ngành này ở Việt Nam, đem lại một trong các ứng dụng thực tiễn của toán học cho Việt Nam. Toán học rất quan trọng, nhưng nó chỉ thực sự quan trọng khi chúng ta biết cách ứng dụng nó.
GS Nguyễn Văn Tuấn(Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Úc): Mong đóng góp nhiều hơn
Tôi mong Nhà nước tài trợ cho các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu trong nước để thiết lập các chương trình nghiên cứu (ở nước ngoài có khi người ta gọi là “fellowship program”). Có thể gọi chương trình này là “Vietnam Fellowship Program” (VFP). Có thể giao việc quản lí chương trình này cho một bộ như Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ cần lập ra một hội đồng cố vấn gồm các nhà khoa học trong và ngoài nước có uy tín và có công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế cố vấn về các vấn đề chuyên môn.
GS Nguyễn Văn Tuấn
Hàng năm, hội đồng cố vấn ra thông cáo tuyển dụng các chuyên gia (sẽ gọi chung là “fellow” theo cách gọi ở nước ngoài). Thông báo không chỉ gửi đến tất cả các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, mà còn công bố trên internet để các nhà khoa học gốc Việt ở nước ngoài có thể đệ đơn. Thông báo kèm theo tất cả các mẫu đơn, các tiêu chuẩn cụ thể cho từng hạng fellow, và qui trình cũng như thời gian xét duyệt. Tôi đề nghị nên có 3 hạng VFP: hạng một dành cho các giảng viên hay tương đương, cấp hai dành cho các nhà khoa học cấp giáo sư hay tương đương, và cấp ba dành cho các nhà khoa học xuất chúng hay tương đương. Sau khi nhận đơn từ các ứng viên, hội đồng cố vấn sẽ gửi đơn cho 4 chuyên gia (trong số này phải có 2 chuyên gia từ nước ngoài) để bình duyệt.
Khi nhận được báo cáo bình duyệt của 4 chuyên gia trong ngành, hội đồng sẽ dựa vào 4 báo cáo này để loại bỏ những ứng viên không đủ tiêu chuẩn, và chọn những ứng viên có triển vọng để phỏng vấn. Nếu ứng viên được bổ nhiệm VFP, tùy theo cấp bậc, ứng viên sẽ được cung cấp một ngân sách chủ yếu là lương bổng trong vòng 5 năm cho nghiên cứu. Ứng viên có thể chọn bất cứ đại học hay trung tâm nghiên cứu nào để nghiên cứu, hay sẽ do Bộ hay hội đồng cố vấn chỉ định. Cố nhiên, trong thời gian này, ứng viên có thể xin tài trợ nghiên cứu từ các nguồn nước ngoài, nhưng trong giai đoạn đầu Nhà nước cần phải tạo điều kiện tài chính cho họ ổn định.
GS.TSKH Hà Huy Khoái(nguyên Viện trưởng viện Toán học):Làm khoa học để thỏa mãn hiểu biết
Thực ra đi vào khoa học cũng không phải “hy sinh” cái gì hết. Ta làm khoa học vì ta thích hiểu biết, thích sáng tạo. Làm khoa học thì được đọc nhiều, tức là được thụ hưởng hơn người khác cái kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Mà đã thụ hưởng thì có nghĩa vụ đền đáp, tức là phải cố gắng góp được cái gì đó, dù nhỏ. Cuộc sống bao giờ cũng sòng phẳng. Nếu mình đã được làm cái mình thích thì cũng không nên đòi hỏi cuộc đời cho lại đầy đủ mọi thứ như người khác.
GS Hà Huy Khoái
Thích hiểu biết (thực chất cũng là một thứ hưởng thụ) mà lại vẫn mong có rất nhiều tiền; thích tự do làm cái mình muốn mà vẫn mong có nhiều quyền; thích được yên tĩnh để đắm mình vào suy tư riêng mà vẫn mong cái sự nổi tiếng – đó là những mâu thuẫn mà nếu không nhận thức ra thì cứ tưởng mình đang phải hy sinh, đang “dấn thân”! Làm khoa học cũng là một nghề, như mọi nghề khác. Nếu thích giàu thì nên đi buôn, thích quyền thì nên đi làm chính trị, thích hiểu biết, thích tự do thì nên đi vào khoa học. Nghề nào cũng có cái “được” và “mất”. Quan trọng nhất là hiểu cho được mình thực sự cần cái gì. Điều này không dễ, nhất là khi người ta còn trẻ.
Nhóm PV
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Sống nghỉ dưỡng mỗi ngày với xu hướng ‘đắc thủy hòa viên’
- ·Cơ hội sở hữu nhà sang dưới 2 tỷ ở trung tâm Mỹ Đình
- ·Chủ tịch Fed: Khả năng cắt giảm lãi suất đang trở nên mạnh mẽ hơn
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
- ·'Ngôi làng ma' ở thượng nguồn sông Lam
- ·Nhật Bản gặp khó trong việc phổ cập số hóa cho người cao tuổi
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Nhu cầu nội địa yếu kìm hãm đà phục hồi kinh tế Hàn Quốc
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Bỏ tiền tỷ mua chung cư nhưng sống như “ăn nhờ ở đậu”
- ·BIM Land nhận giải căn hộ dịch vụ tốt nhất Việt Nam 2019
- ·Giá đất mặt tiền chợ đêm thuộc hàng cao nhất nước
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Diễn biến mới vụ 'thâu tóm' dự án Khu đô thị Tân Phú 43ha ở Bình Dương
- ·Choáng với tòa nhà kỳ lạ như trong phim viễn tưởng
- ·Sunshine City Sài Gòn tháng 10: Mua căn hộ thứ 2 được chiết khấu 1%
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Tưng bừng lễ hội bia trong khu vườn Sunshine City