会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【keo nha cai.d】Việt Nam có khả năng đạt mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế năm 2017!

【keo nha cai.d】Việt Nam có khả năng đạt mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế năm 2017

时间:2024-12-23 17:55:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:579次

Du khách quốc tế tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)

Như vậy,ệtNamcoacutekhảnăngđạtmụctiecircuđoacutentriệukhaacutechquốctếnăkeo nha cai.d trung bình mỗi tháng, du lịch Việt Nam đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế - một con số rất ấn tượng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn về thành công của ngành du lịch nửa đầu năm và mục tiêu chinh phục 13 triệu lượt khách quốc tế.

- Trong sáu tháng đầu năm 2017, mỗi tháng, du lịch Việt Nam đã đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế. Ông đánh giá như thế nào về kết quả này?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn: Sáu tháng đầu năm 2017 đánh dấu thời kỳ tăng trưởng chất lượng cao của du lịch Việt Nam. Tiếp nối đà tăng 26% của năm 2016, trong sáu tháng đầu năm 2017, ngành Du lịch đã đón 6,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,2% so với cùng kỳ 2016; phục vụ trên 40 triệu lượt khách nội địa, tổng thu 262.000 tỷ đồng. Kết quả của ngành du lịch đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nửa đầu năm 2017.

Có được kết quả như trên, ngoài sự nỗ lực không ngừng của toàn ngành du lịch còn có sự chỉ đạo hiệu quả, ủng hộ tích cực của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Đầu năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có thể nói, đây là một nghị quyết lịch sử, tạo động lực cho ngành du lịch bước vào giai đoạn phát triển mới để thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tiếp đó, tháng 6-2017, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch sửa đổi với nhiều nội dung đột phá, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho du lịch phát triển. Rất nhiều nội dung, tư tưởng của Nghị quyết 08 được cụ thể hóa trong Luật Du lịch sửa đổi. Luật sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2018.

Việt Nam cũng đã tổ chức thành công Đối thoại chính sách cao cấp về Du lịch bền vững trong khuôn khổ Năm APEC Việt Nam 2017 tại Hạ Long (Quảng Ninh). Đây là sáng kiến của Việt Nam nhằm đóng góp vào nỗ lực chung của khu vực và toàn cầu về phát triển du lịch bền vững, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Trong sáu tháng qua, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, chấn chỉnh hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên trên phạm vi cả nước. Đây là hoạt động tiếp nối chiến dịch nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam diễn ra từ năm 2016.

Ở các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm du lịch, nhiều dự án mới của các nhà đầu tư chiến lược hoàn thành, đưa vào khai thác đã góp phần nâng cao năng lực phục vụ du khách cũng như khả năng tiếp nhận khách từ các phân khúc thị trường khác nhau.

- Lượng khách tăng trưởng “nóng” như vậy có gây áp lực nào cho ngành du lịch không thưa ông?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn: Khách du lịch quốc tế, nội địa đều tăng trưởng nhanh tất nhiên đặt ra nhiều áp lực với các lĩnh vực khác nhau liên quan đến du lịch. Đầu tiên phải kể đến tình trạng quá tải hạ tầng cơ sở ở một số sân bay, trọng điểm là Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh ở cùng một thời điểm. Chính phủ đã có phương án mở rộng một số sân bay để đảm bảo phục vụ nhu cầu du khách.

Tiếp đó là thiếu hụt về nhân lực, nhất là ở những điểm du lịch mới như Phú Quốc, việc cung ứng nhân lực tại chỗ là rất khó khăn, buộc phải đưa người lao động từ nơi khác về.

Khách du lịch tăng cao, chính quyền các địa phương cũng phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý điểm đến, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách, kiểm soát, duy trì chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự hài lòng của du khách…

Nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất luôn quá tải. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)

Tình trạng quá tải ở một số điểm đến du lịch mùa Hè, nhất là du lịch biển vẫn xảy ra, ở một số thời gian cao điểm nghỉ lễ, tập trung số lượng lớn du khách sẽ không thể tránh khỏi sự cố. Việc kiểm soát, duy trì chất lượng dịch vụ không thể chỉ trong một sớm một chiều mà là việc cần làm thường xuyên, lâu dài.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, để giải quyết thấu đáo những khó khăn, thách thức này không thể chỉ có ngành du lịch nỗ lực mà cần sự không chỉ cần vào cuộc, hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là trong việc quản lý điểm đến, đảm bảo an ninh an toàn cho du khách.

- Trong sáu tháng đầu năm, Chính phủ thông qua hai chính sách về thị thực (visa) cho khách quốc tế, điều này có tác động thế nào đến lượng khách quốc tế của Việt Nam, thưa ông?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn: Visa luôn là chính sách quan trọng mà các quốc gia thường sử dụng như một công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách quốc tế. Vào tháng 2/2017, Chính phủ nhất trí cho triển khai visa điện tử cho công dân 40 thị trường và đến nay đã đạt được kết quả nhất định. Cấp visa điện tử là một chính sách quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến nước ta.

Vừa qua, Chính phủ đã đồng ý tiếp tục gia hạn miễn visa đơn phương cho thị trường năm nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy) và Belarus đến hết ngày 30-6-2018. Như vậy là chính sách này được duy trì liên tục trong ba năm (2015-2018) và có tác dụng rõ rệt. Nhờ chính sách này, khách từ châu Âu, thị trường xa, chi tiêu cao tăng trưởng khá ổn định, trên dưới 20%. Với những thị trường xa như châu Âu, mức tăng trưởng như trên có thể nói là ấn tượng.

Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, đồng ý chính sách về visa dài hơi hơn. Cụ thể là chính sách miễn visa đơn phương cho năm nước Tây Âu nêu trên cần ổn định trong 5 năm để tăng khả năng cạnh tranh.

Thêm vào đó, thời gian miễn visa cần cần tăng lên 30 ngày thay vì 15 ngày như hiện nay. Rất nhiều khách từ thị trường xa có nhu cầu lưu trú kéo dài ở Việt Nam, lên tới ba tuần, thậm chí lưu trú cả tháng. Do đó, cần linh hoạt điều chỉnh chính sách visa để tận dụng cơ hội đón khách từ các thị trường xa, lưu trú dài, chi tiêu cao...

- Luật Du lịch sửa đổi vừa được thông qua có nội dung về Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Liệu Quỹ này có thể thực hiện được hay không, thưa Tổng cục trưởng?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn: Luật Du lịch năm 2005 mới đưa vấn đề thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch nhưng không nói rõ nguồn hình thành và cơ chế quản lý Quỹ nên không thể triển khai trên thực tế trong suốt 12 năm qua. Luật Du lịch sửa đổi vừa được thông qua đã rút kinh nghiệm từ thực tiễn và tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị trong Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Luật Du lịch sửa đổi nêu rõ việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, xác định rõ nguồn ngân sách Nhà nước cấp ban đầu. Hàng năm, Quỹ được bổ sung một phần từ lệ phí visa, phí tham quan, đây đều là nguồn thu chủ yếu từ khách du lịch, phù hợp bổ sung cho Quỹ.

Ngoài ra, Quỹ có thể thu từ các nguồn hợp pháp khác. Với việc quy định rõ nguồn thu như thế, việc thành lập Quỹ, nguồn lực dành cho quảng bá xúc tiến, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm... là khả thi. Việc này sẽ tạo ra cú hích lớn cho ngành du lịch.

Tôi tin rằng trong năm 2018, Quỹ sẽ được hình thành, tạo hiệu quả tích cực trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam.

- Với đà tăng trưởng khách quốc tế hơn 30% như hiện nay, liệu đến hết năm 2017, ngành du lịch có hoàn thành được mục tiêu đón 13 triệu lượt khách quốc tế như Thủ tướng đã giao nhiệm vụ không thưa ông?

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn: Kế hoạch của ngành du lịch là trong năm 2017 đạt mức tăng trưởng 15% so với năm 2016, tức là đón 11,5 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, các yếu tố thuận lợi, đặt ra yêu cầu là ngành du lịch phải đóng góp nhiều hơn để đảm bảo mức tăng trưởng GDP của cả nước trong năm 2017. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, giao trách nhiệm cho ngành du lịch bằng các biện pháp duy trì mức tăng trưởng 30% với khách quốc tế.

Với mức tăng trưởng 30% như sáu tháng đầu năm 2017, nếu không có các yếu tố bất thường tác động, mức tăng trưởng từ 25-30% tức là từ 12,5-13 triệu lượt khách quốc tế cho cả năm 2017 là hoàn toàn khả thi.

Đây là mức tăng trưởng cao, để đạt được phải đảm bảo các điều kiện về ổn định chính sách, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm du lịch giải quyết các bất cập, khắc phục yếu kém.

Khi du lịch tăng trưởng “nóng” với nhiều vấn đề đặt ra như hiện nay, ngành du lịch luôn cần sự ủng hộ, chung tay của các các cấp, các ngành, địa phương để du lịch phát triển đúng như kỳ vọng.

- Trân trọng cám ơn Tổng cục trưởng.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Khai giảng Lớp sơ cấp Giám đốc hợp tác xã năm 2024
  • Khai mạc Giải bóng chuyền vô địch quốc gia năm 2014
  • VFF phải kiểm tra doping cầu thủ từ mùa giải 2013
  • Nông dân Đồng Phú chủ động chuyển đổi cây trồng
  • Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất
  • Bạc Liêu tham gia Giải đua thuyền truyền thống TP. HCM mở rộng lần thứ I
  • Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản thăm, làm việc tại Bình Phước
  • Trung tâm công nghiệp của tỉnh
推荐内容
  • Nỗ lực giữ vị trí tốp đầu bảng xếp hạng PCI
  • Vòng chung kết EURO 2012: Bảng tử thần ra quân!
  • Những bước tiến mới của ngành thủy sản sau tái cơ cấu
  • 3 câu chuyện thiếu chuyên nghiệp của quần vợt Việt
  • Đảng bộ cơ sở Báo Long An triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023
  • Vui buồn Olympic!