【kết quả nauy】“Không để ai bị bỏ lại phía sau”
Là chủ đề phong trào thi đua trong giai đoạn 2016-2020 về giảm nghèo bền vững. Thông qua chủ đề cho thấy quyết tâm của cả nước trong thực hiện công tác giảm nghèo 5 năm tới.
Học nghề ở xã Tân Bình,đểaibịbỏlạkết quả nauy huyện Phụng Hiệp.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 vừa qua, nhiều địa phương đã chia sẻ kinh nghiệm hay. Tuy nhiên, để thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, là điều không hề dễ dàng…
Tỉnh khó và cách làm mới
Tại tỉnh Kon Tum, trong 5 năm qua, địa phương đã thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo. Nhờ đó, có 28.563 hộ thoát nghèo, trong đó hộ dân tộc thiểu số là 24.590 hộ, bình quân mỗi năm địa phương giảm hộ nghèo 4,62%/năm. Để đạt được kết quả này, địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum còn phát huy ý kiến của các Già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để động viên, khuyến khích mọi người vươn lên thoát nghèo. Qua tổng điều tra, rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, toàn tỉnh Kon Tum có hơn 31.400 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 26,1%; hơn 7.600 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 6,3%. Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo trong giai đoạn 2016-2020, bà Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, đề xuất: “Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương có cơ chế hỗ trợ chi phí quản lý 5% cho địa phương xây dựng “Quỹ giúp sức người nghèo”; tăng mức kinh phí cho các tỉnh chưa cân đối được ngân sách mức 3%/tổng kinh phí đầu tư thực hiện Nghị quyết 30a, 135, các dự án giảm nghèo thuộc chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn tới…”.
Còn tại tỉnh Lào Cai, thời gian qua, tỉnh đã huy động nguồn lực đầu tư từ các chính sách, chương trình, dự án gần 6.000 tỉ đồng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Tính đến cuối năm 2015, số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn trên 18.900 hộ, chiếm tỷ lệ 12,1%, trung bình giảm 6,2%/năm giai đoạn 2011-2015. Theo ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã xây dựng định hướng, chiến lược và công tác quy hoạch vùng, địa phương; các chương trình, dự án được triển khai xây dựng từ cơ sở. Đồng thời, phân cấp, phân quyền cho cơ sở để tổ chức thực hiện; lồng ghép các nguồn lực đầu tư, xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, đảm bảo sự tương đồng… Ông Thể kiến nghị, trong thời gian tới Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm, xem xét ưu tiên hỗ trợ đủ nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững cho các tỉnh nghèo, khó khăn, trong đó có Lào Cai. Tỉnh này hiện có trên 53.600 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 34,3% và 15.600 hộ cận nghèo, chiếm 7,7%.
Riêng tại Hậu Giang, công tác xóa đói giảm nghèo luôn được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát và triển khai đồng bộ. Nhờ đó, hộ nghèo đã được hỗ trợ kịp thời. Cụ thể, từ nguồn vận động “Quỹ vì người nghèo” đã hỗ trợ xây dựng 1.887 căn nhà tình thương, đào tạo nghề cho hơn 4.800 lao động nghèo, xây dựng 32 mô hình giảm nghèo, trợ cấp khó khăn đột xuất trên 42.900 hộ nghèo… Nhờ sự trợ giúp cùng ý thức tự vươn lên của người dân, trong 5 năm qua, toàn tỉnh có trên 34.900 hộ thoát nghèo. Giai đoạn 2016-2020, Hậu Giang đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm từ 2-2,5%. Tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số cũng như tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin và các chính sách hỗ trợ ngắn hạn khác. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo…
“Cho cần câu, hơn cho xâu cá”
Đó là ý kiến phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng là quan trọng, nhưng việc tự vươn lên của các địa phương nghèo, tinh thần tự lực tự cường của người nghèo còn quan trọng hơn. Các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương phải coi hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trực tiếp, thường xuyên.
Mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân từ 1-1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3-4%/năm). Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015 (riêng hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần).
Để thực hiện đạt mục tiêu này, Thủ tướng nêu rõ, các cấp, các ngành, địa phương cần quán triệt tinh thần coi trọng “Cho cần câu, hơn cho xâu cá” đối với người nghèo, hộ nghèo. Cái gốc trong xóa đói, giảm nghèo là nâng cao dân trí, phát huy năng lực con người để thoát nghèo bền vững. Chính vì vậy, cần chú trọng và tăng cường giáo dục nâng cao dân trí nhất là ở những vùng khó khăn, chú trọng giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Trong giai đoạn 2011-2015, cả nước đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,2% năm 2015, bình quân giảm 2%/năm. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 58,3% xuống còn 28%, đạt mục tiêu kế hoạch Quốc hội đề ra. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011, riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần. - Riêng tại Hậu Giang, giai đoạn 2011-2015, Hậu Giang giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22,8% năm 2010 xuống còn 6,2% cuối năm 2015, bình quân mỗi năm giảm từ 2-3%, hoàn thành kế hoạch so với mục tiêu của Chương trình và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010-2015. Giai đoạn 2016-2020, tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2-2,5%/năm. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 29.000 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,9%, hơn 5.800 hộ cận nghèo, chiếm 3%. |
BÍCH CHÂU
(责任编辑:Cúp C1)
- ·TP.HCM: Sở Xây dựng đề nghị quy hoạch lại quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội
- ·Đề xuất 20.000 tỷ đồng làm tuyến tàu điện nối Tân Sơn Nhất với trung tâm TPHCM
- ·Nghệ An tổ chức 6.800 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong 6 tháng đầu năm
- ·Thí điểm dùng cát biển đắp nền đường cao tốc đoạn Hậu Giang
- ·Rộn ràng nghề 'ăn theo' ngày tết
- ·Cô gái 22 tuổi bị cặp vợ chồng nhốt trong nhà, đánh gãy 8 xương sườn ở Thủ Đức
- ·Phụ huynh giải toả áp lực gấp 10 lần thí sinh sau kỳ thi THPT 2024
- ·Cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ ở Hà Nội mất 500 triệu
- ·BHXH Việt Nam chỉ đạo bảo đảm đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh BHYT
- ·Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Nội Bài
- ·Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu đưa ra kết quả sơ bộ lần kiểm tra thứ 4 về chống khai thác IUU
- ·Tai nạn 3 ô tô ở cao tốc Hà Nội
- ·Nghệ An tổ chức 6.800 cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong 6 tháng đầu năm
- ·Nổ bồn chứa bụi gỗ trong công ty ở Bình Dương, 9 công nhân bị bỏng
- ·QR Code – xu hướng công nghệ trong cuộc chiến chống dịch Covid
- ·Để tồn đọng nhiều vụ khiếu nại tố cáo, Sở TN&MT Hà Nội bị đề nghị kiểm điểm
- ·Nổ bồn chứa bụi gỗ trong công ty ở Bình Dương, 9 công nhân bị bỏng
- ·Bờ sông Đà sạt lở hàng trăm mét, nhiều hộ dân đứng ngồi không yên
- ·“Quy hoạch điện VIII và cơ hội của PV GAS – Góc nhìn từ thanh niên”
- ·Phạt tiền, tước bằng lái với tài xế điều khiển ô tô 45 chỗ lên cầu vượt Láng Hạ