【tỷ lệ kèo giao hữu】Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh trong tháng 9
Ngày 2/10, Nikkei công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam – một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất. Theo đó, chỉ số PMI đã tăng từ mức 51,8 điểm trong tháng 8 lên 53,3 điểm trong tháng 9. Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh trong tháng đã cải thiện mạnh mẽ với tốc độ cải thiện là đáng kể nhất kể từ tháng 4/2017. "Sức khỏe" của lĩnh vực sản xuất đã mạnh lên trong suốt 22 tháng qua.
Các số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy nhu cầu của khách hàng trong tháng 9 đã tăng lên, dẫn đến số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh với mức tăng đáng kể nhất trong suốt 5 tháng qua. Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng nhanh hơn trong tháng 9.
Sản lượng ngành sản xuất cũng tăng liên tiếp trong 11 tháng qua. Trong đó đứng đầu là các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên đã góp phần gây sức ép lên năng lực sản xuất. Điều này được thể hiện qua lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết việc thiếu nhân công cũng góp phần làm tăng lượng công việc chưa thực hiện.
Các nhà sản xuất đã sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 9. Kết quả là, tồn kho hàng thành phẩm đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, và đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2016.
Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí đầu vào đã nhanh hơn đáng kể do giá nguyên vật liệu tăng, kể cả nguyên vật liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Điều này khiến cho các công ty phải tăng giá cả đầu ra lần đầu tiên trong 5 tháng qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng ở mức độ nhỏ do có áp lực cạnh tranh.
Mặc dù vậy, các nhà sản xuất vẫn lạc quan cho rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, và sự lạc quan có được là do những dự báo tăng của số lượng đơn đặt hàng mới và các kế hoạch mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ lạc quan đã giảm so với tháng 8.
Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, đánh giá, quý 3 đã kết thúc với một ghi nhận tích cực đối với các nhà sản xuất Việt Nam khi nhu cầu khách hàng tăng đã thổi luồng sinh khí mới cho lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, một lưu ý mang tính thận trọng là áp lực lạm phát đã xuất hiện trở lại khi chi phí tăng do áp lực đối với nguồn cung nguyên vật liệu.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 08/2015
- ·Hang pha lê lớn nhất thế giới 'đẹp như tranh vẽ' nhưng nguy hiểm chết người
- ·Bí kíp đăng video dài lên story Instagram không bị cắt xén
- ·Hưởng lợi từ AI nhưng Google, Meta đều lo sợ rủi ro
- ·Mẹ giúp việc nhà không đủ tiền chữa bệnh cho con
- ·Samsung Galaxy Z Fold6 đắt hơn năm ngoái, giá gần 55 triệu đồng
- ·Tên lửa Trung Quốc lao thẳng xuống đất ngay sau khi cất cánh
- ·FPT hợp tác với Nvidia hỗ trợ startup Việt
- ·Khoảng lặng
- ·Cách chuyển ảnh sang PDF trên iPhone cực đơn giản
- ·Đêm nhạc từ thiện lớn nhất Thủ đô
- ·Những dấu hiệu cho thấy điện thoại đã bị cài nghe lén
- ·Tên lửa Trung Quốc lao thẳng xuống đất ngay sau khi cất cánh
- ·Dòng Samsung Galaxy S25 sẽ không còn bản Plus?
- ·Mồ côi cha, mẹ cậu bé 10 tuổi nuôi ông tật nguyền
- ·70% người dùng gặp vấn đề khi thực hiện cập nhật sinh trắc học
- ·Lỗi kỹ thuật, App Store tự động trừ tiền người dùng 1.500 USD
- ·Tính năng của Samsung Galaxy mà iPhone không thể có
- ·Đầu năm nên mua gì và không mua gì?
- ·Video: Robot được ghép da thật lên mặt, càng ngày càng đáng sợ